Ông Lê Kế Sơn, Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Môi trường (Bộ Tàinguyên và Môi trường), cho biết hiện nay, cả nước có gần 90 triệu người sử dụngbồn cầu, xả khối lượng lớn chất thải trực tiếp ra môi trường.
Theo ông Sơn, việc người dân xả chất thải, nước thải bồn cầu tự do ra môitrường, sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng nguồn nước ngầm tại các đôthi.
Thông tin trên được đưa ra tại Hội thảo Lấy ý kiến các Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Bảo vệ Môi trường khu vực phía Bắc cho dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) diễn ra sáng nay (10/6), tại Hà Nội.
Báo cáo đánh giá của Tổng cục Môi trường, cho thấy tốc độ phát triển công nghiệp hoá, đô thị hoákhá nhanh và sự gia tăng dân số đang gây áp lực ngày càng nặng nề đốivới tài nguyên nước.
Bên cạnh ô nhiễm nguồn nước do chất thải từ các khu công nghiệp, việcngười dân xả chất thải bồn cầu tự do ra môi trường cũng đang là tháchthức lớn, ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn nước ngầm tại 63 tỉnh thành trêncả nước.
[Chất lượng nước ngầm ở Đắk Lắk đang suy giảm]
Tiến sĩ Nguyễn Văn Phương, Giảng viên chính trường đại học Luật Hà Nội, cho biết việc xả nước bồn cầu ra môi trường, nó không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng nguồn nước ngầm ở các đô thị, mà còn khiến nguồn nước ngầm càng trở nên khan hiếm.
Theo ông Phương, thông thường hệ thống thoát nước tại bồn cầu tại các hộ gia đình nhỏ, trong quá trình sử dụng có nhiều phát sinh, nên dẫn tới việc chất thải không được xử lý.
Để tránh tình trạng chất thải bồn cầu, gây ảnh hưởng tới nguồn nước đô thị, Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) cần phải có những quy định hướng dẫn cụ thể về việc thu gom và xử lý chất thải bồn cầu.
“Tôi cho rằng, trước hết, Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) cần thông qua pháp luật xây dựng, quy hoạch hệ thống nhà ở, để xây dựng hệ thống xử lý chất thải bồn cầu ngay tại nguồn,” tiến sĩ Phương khuyến nghị.
Tại Hội thảo, đại diện các sở Tài nguyên và môi trường ở nhiều tỉnh phía Bắc cũng cho rằng trong bối cảnh nguồn nước ngầm đang khan hiếm, việc thu gom và xử lý chất thải bồn cầu cần được đưa vào Luật Bảo vệ môi trường với khung quy định cụ thể./.
Theo ông Sơn, việc người dân xả chất thải, nước thải bồn cầu tự do ra môitrường, sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng nguồn nước ngầm tại các đôthi.
Thông tin trên được đưa ra tại Hội thảo Lấy ý kiến các Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Bảo vệ Môi trường khu vực phía Bắc cho dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) diễn ra sáng nay (10/6), tại Hà Nội.
Báo cáo đánh giá của Tổng cục Môi trường, cho thấy tốc độ phát triển công nghiệp hoá, đô thị hoákhá nhanh và sự gia tăng dân số đang gây áp lực ngày càng nặng nề đốivới tài nguyên nước.
Bên cạnh ô nhiễm nguồn nước do chất thải từ các khu công nghiệp, việcngười dân xả chất thải bồn cầu tự do ra môi trường cũng đang là tháchthức lớn, ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn nước ngầm tại 63 tỉnh thành trêncả nước.
[Chất lượng nước ngầm ở Đắk Lắk đang suy giảm]
Tiến sĩ Nguyễn Văn Phương, Giảng viên chính trường đại học Luật Hà Nội, cho biết việc xả nước bồn cầu ra môi trường, nó không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng nguồn nước ngầm ở các đô thị, mà còn khiến nguồn nước ngầm càng trở nên khan hiếm.
Theo ông Phương, thông thường hệ thống thoát nước tại bồn cầu tại các hộ gia đình nhỏ, trong quá trình sử dụng có nhiều phát sinh, nên dẫn tới việc chất thải không được xử lý.
Để tránh tình trạng chất thải bồn cầu, gây ảnh hưởng tới nguồn nước đô thị, Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) cần phải có những quy định hướng dẫn cụ thể về việc thu gom và xử lý chất thải bồn cầu.
“Tôi cho rằng, trước hết, Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) cần thông qua pháp luật xây dựng, quy hoạch hệ thống nhà ở, để xây dựng hệ thống xử lý chất thải bồn cầu ngay tại nguồn,” tiến sĩ Phương khuyến nghị.
Tại Hội thảo, đại diện các sở Tài nguyên và môi trường ở nhiều tỉnh phía Bắc cũng cho rằng trong bối cảnh nguồn nước ngầm đang khan hiếm, việc thu gom và xử lý chất thải bồn cầu cần được đưa vào Luật Bảo vệ môi trường với khung quy định cụ thể./.
Hùng Võ (Vietnam+)