Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương theo quan điểm của Ấn Độ?

Từ việc phản ứng của Iraq không thể gây tác động tới quyết định của Tổng thống Mỹ trong việc rút quân, Ấn Độ có thể sẽ sớm phải đánh giá lại độ tin cậy của chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương theo quan điểm của Ấn Độ? ảnh 1Tên lửa Brahmos của Ấn Độ tại lễ diễu binh kỷ niệm ngày thành lập quân đội 15/1/2018 ở New Delhi. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Theo trang mạng eurasiareview, từ việc phản ứng của Iraq không thể gây tác động tới quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong việc rút quân khỏi Iraq, Syria và Afghanistan, và tác động của động thái này đối với an ninh của toàn bộ khu vực, Ấn Độ có thể sẽ sớm phải đánh giá lại độ tin cậy của chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Washington.

Chiến lược này không còn dừng lại ở việc chỉ là đổi tên chiến lược gốc “Châu Á-Thái Bình Dương.” Thay vào đó, đây là một chiến lược gây lo ngại cho các nước bạn bè của Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương nếu các mối quan hệ quân sự với Mỹ đi theo hướng mà ông Trump vạch ra.

Người Mỹ đưa ra nhiều khái niệm hoa mỹ như “tiết giảm” khi nói về việc rút quân, hay “biệt giam” khi nói về đóng cửa tài chính.

Trong bối cảnh các nước “thứ ba” chấp nhận quan hệ đối tác địa chiến lược với Mỹ và mua sắm trang thiết bị quân sự từ Mỹ, các nước này cũng đã chấp nhận các khái niệm nói trên trong sử dụng hàng ngày, đặc biệt là một bộ phận giới truyền thông địa phương.

Tuy nhiên, “rút quân” vẫn là rút quân. Mặc dù đã giải thích rõ ràng cho tập thể các cử tri và những người theo chủ nghĩa hòa bình vốn đang tỏ ra lo ngại, song tuyên bố của Trump về việc Mỹ sẽ không là “cảnh sát quốc tế” đã gây ra nhiều tác động lớn đối với Ấn Độ hiện nay, kể từ sau thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Sau khi Ấn Độ thực hiện các cuộc thử hạt nhân Pokhran-II, Mỹ đã bỏ ra nhiều công sức nhằm đưa Ấn Độ vào “quỹ đạo” chịu ảnh hưởng của Washington. Và hiện Mỹ cũng còn nhiều việc phải làm trong bối cảnh Ấn Độ đang cố chen chân vào câu lạc bộ các nước sở hữu vũ khí hạt nhân.

Vụ thử hạt nhân Pokhran-II của Ấn Độ đã lật tẩy việc Mỹ nói dối về khả năng hạt nhân của Pakistan. Nếu không, Pakistan sẽ đi vào lịch sử là nước duy nhất từng sở hữu các khả năng hạt nhân tiên tiến, sau đó là vũ khí hạt nhân - chỉ trong chưa đầy 3 tuần (các cuộc thử hạt nhân của Pakistan là Chagai-I và Chagai-II diễn ra vào ngày 28 và 30/5/1998).

Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ khi đó, ông George Fernandes, trong một bức điện bị tiết lộ, đã tuyên bố rằng vụ thử Pokhran-II không phải là nhằm vào Pakistan, mà là Trung Quốc - một quốc gia láng giềng khác sở hữu sức mạnh hạt nhân và có ý định cũng như khả năng trở thành một cường quốc hạt nhân.

Vụ thử hạt nhân Pokhran-II của Ấn Độ cũng lật tẩy Trung Quốc, bởi vì các vụ thử hạt nhân Chagai của Pakistan cũng làm lộ ra việc Bắc Kinh hỗ trợ Islamabad trong lĩnh vực hạt nhân, cũng như cung cấp cho Pakistan các vũ khí truyền thống khác.

Ấn Độ khi đó cần những người bạn mới sau khi Liên bang Xô Viết sụp đổ cách đó 2 thập kỷ, nhằm đối phó với các mối đe dọa đang nổi lên dọc theo đường biên giới dài và nhiều tranh chấp của nước này.

Chiến lược “chuỗi ngọc trai” của Trung Quốc (theo cách gọi của một học giả Mỹ) cũng nhằm mục đích tương tự. Nước Nga ngay sau Chiến tranh Lạnh từ chối hỗ trợ chương trình không gian của Ấn Độ, do Mỹ đe dọa Moskva không được làm như vậy. Đe dọa này của Mỹ có thể ám chỉ rằng New Delhi nên làm việc trực tiếp với Washington hơn là tìm kiếm những lựa chọn khác.

Mỹ là nước đưa ra ý tưởng thành lập bộ tứ khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, bao gồm Ấn Độ, Nhật Bản và Australia nhằm đối phó với việc tầm với địa chính trị của Trung Quốc ngày càng mở rộng.

Bên cạnh đó, Washington cũng quyết định cần xác định lại và đặt tên lại chiến lược “Châu Á-Thái Bình Dương” thành chiến lược “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.” Ý tưởng này nhằm cổ vũ nhuệ khí của Ấn Độ và gửi đi thông điệp tới tất cả các bên liên quan ở châu Á về sự chuyển dịch của Mỹ.

Trước đây, đối với phần lớn người Mỹ và các nhà chiến lược quân sự Mỹ, châu Á có nghĩa là Đông Nam Á và có thể là thêm cả Nhật Bản. Hiện nay không còn như vậy nữa.

Tất cả động thái nhằm thu hút Ấn Độ và xác định lại chính sách địa chiến lược của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đều được những người tiền nhiệm của tổng thống Trump thực hiện.

Câu hỏi đặt ra là liệu lời nói của một vị tổng thống luôn hành động khó đoán trước có phải là điều đã khiến các nhà hoạch định chính sách Mỹ thay đổi chiến lược đã được quyết định này hay không.

Và nếu câu trả lời là không thì họ sẽ phải giải thích ý định thực sự của họ khi tái xác định và đặt tên lại cho chính sách châu Á-Thái Bình Dương.

Còn đối với hiện nay, câu hỏi là liệu quyết định của Mỹ rút quân khỏi Iraq trước tiên, và sau đó có thể là Afghanistan, có tác động tới Ấn Độ hay không. Lưu ý rằng khái niệm “Ấn Độ Dương” ý ám chỉ toàn bộ khu vực Ấn Độ Dương chứ không riêng Ấn Độ.

Vấn đề còn bỏ ngỏ là liệu sau khi Mỹ rút quân một cách không suy nghĩ và không đúng thời điểm, Ấn Độ có bị đẩy vào tình thế phải tự đưa ra mọi quyết định hay không, trong bối cảnh nước này sẽ trở thành quốc gia có vị thế nổi bật nhất trong số các nước láng giềng.

[Môi trường địa chiến lược ở Thái Bình Dương ngày càng nhiều thay đổi]

Thông điệp đối với Ấn Độ có thể là sau khi Mỹ rút quân, Washington có thể quản lý các đường biên giới của Ấn Độ và các quốc gia láng giềng một cách tốt hơn thông qua những biện pháp chính trị và kinh tế, điều mà cuộc viễn chinh quân sự của họ đã không thể làm được. Nếu đó là sự thực thì Ấn Độ không có gì phải lo ngại.

Cam kết của Ấn Độ với Mỹ, dù dưới hình thức chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ hay nhóm Bộ tứ, đều ngầm ý rằng các quốc gia trong khu vực không chỉ phải trả giá cho việc duy trì chiến lược của họ, mà còn phải quan tâm tới tất cả các lợi ích chiến lược của Mỹ ở khu vực này.

Các chính quyền Mỹ tiền nhiệm đã đơn phương đưa ra những quyết định chính trị và địa chiến lược quốc tế, và đe dọa các nước không tuân thủ bằng những đòn trừng phạt kinh tế.

Ấn Độ đã đối mặt với điều này sau các vụ thử hạt nhân Pokhran-I và II. Gần đây hơn, Washington đã đe dọa trừng phạt Ấn Độ vì New Delhi muốn thực hiện thỏa thuận mua vũ khí của Nga và mua dầu mỏ của Iran.

Mặc dù các lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào Nga và Iran là việc riêng của Mỹ, song các nghị sĩ Mỹ - và đôi khi là chính quyền Mỹ - có thể dễ dàng sử dụng điều này để thúc ép Quốc hội trừng phạt các quốc gia khác có hoạt động làm ăn với hai nước này.

Cả Nga và Iran từng được đưa vào rồi lại đưa ra khỏi danh sách các nước bị Mỹ trừng phạt. Nếu các nước như Ấn Độ có thỏa thuận dài hạn với các quốc gia như vậy, chắc chắn sẽ trở thành mục tiêu bị trừng phạt.

Là một doanh nhân, Donald Trump hiểu hơn bất kỳ một tổng thống Mỹ tiền nhiệm nào rằng các lệnh trừng phạt chống lại việc bán vũ khí và máy bay chiến đấu Mỹ cho các nước như Ấn Độ sẽ khiến các nước này tăng cường mua vũ khí từ Nga.

Đổi lại, Nga có thể gia tăng ảnh hưởng về chính trị đối với các nước này, giống như đã từng xảy ra dưới thời Xô Viết.

Mỹ nên thận trọng với thỏa thuận thương mại mới giữa Ấn Độ và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) - thỏa thuận không cần dùng tới đồng đôla của Mỹ.

Trước đó, Ấn Độ cũng mua bán dầu mỏ với Iran theo cách tương tự sau khi người tiền nhiệm của ông Trump là ông Barack Obama dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Tehran.

Nước láng giềng Sri Lanka của Ấn Độ cũng từng muốn mua mua dầu mỏ của Iran bằng đồng Rupee của Ấn Độ. Chính quyền của cựu tổng thống Maldives Mohammed Nasheed từng nhiều lần thúc giục Ấn Độ thực hiện giao dịch tài chính trực tiếp song phương không dùng đồng USD.

Có thể thấy, các cá nhân và doanh nghiệp, cũng như các chính phủ, đang tìm cách giảm các giao dịch quốc tế bằng đồng USD. Đối với họ, Mỹ chỉ việc in những đồng đôla còn tất cả họ đều phải nỗ lực kiếm các đồng đôla đó và phải trả phí giao dịch cho Mỹ./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Tàu ngầm INS Arihant. (Nguồn: Hindustan Times)

Ấn Độ hạ thủy tàu ngầm hạt nhân thứ tư

Tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSBN) thứ tư của Ấn Độ, được gọi là S4*, đã được hạ thủy tại Trung tâm Đóng tàu ở Visakhapatnam vào hôm 16/10.