Chiến lược tình báo mới của Mỹ: Những mối đe dọa thực và ảo

Chiến lược công tác phản gián giai đoạn 2020-2022 vừa được Mỹ công bố đã xếp Nga và Trung Quốc đứng đầu danh sách các quốc gia gây mối đe dọa cho Mỹ.
Chiến lược tình báo mới của Mỹ: Những mối đe dọa thực và ảo ảnh 1(Nguồn: globaltrademag.com)

Theo moderndiplomacy.eu, chiến lược công tác phản gián gian đoạn 2020-2022 vừa được Mỹ công bố đã xếp Nga và Trung Quốc đứng đầu danh sách các quốc gia gây mối đe dọa cho Mỹ.

"Nga và Trung Quốc đang hoạt động trên toàn thế giới, sử dụng mọi công cụ mạnh sẵn có chống lại Mỹ, dựa vào nhiều phương pháp tình báo hiện đại," tài liệu trên cho biết.

Chiến lược này đặt ra 5 mục tiêu cho cơ quan phản gián: bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng, giảm các mối đe dọa đối với các chuỗi cung ứng cơ bản, chống lại sự bóc lột đối với nền kinh tế Mỹ, bảo vệ nền dân chủ Mỹ trước những ảnh hưởng từ bên ngoài, và đẩy lùi các cuộc tấn công mạng và phá hủy công nghệ của tình báo nước ngoài.

Mỹ chỉ công bố một phiên bản dài 11 trang của chiến lược này, trong khi tài liệu đầy đủ và được coi là mật sẽ được đưa cho các thành viên của Ủy ban Tình báo ở Hạ viện và Thượng viện, các quan chức Nhà Trắng, những người đứng đầu các cơ quan liên quan và các quan chức khác có quyền truy cập thông tin mật.

[Tổng thống Mỹ bổ nhiệm quyền Giám đốc Tình báo Quốc gia mới]

Danh sách các mục tiêu chỉ dành cho công tác tình báo đặt ra những câu hỏi như liệu chúng có căn cứ đầy đủ hay liệu tất cả có phải bằng chứng về các xu hướng chính trị hiện nay ở Mỹ.

Khi chúng ta thấy dòng chữ "bảo vệ nền dân chủ Mỹ trước ảnh hưởng của nước ngoài," chúng ta hiểu ý nghĩa của từ "nước ngoài" - cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa tiếp tục nói về sự can thiệp của Nga vào bầu cử Mỹ.

Mặc dù cuộc tranh cãi này từ lâu đã bị nhiều người coi là không phù hợp với thực tế nhưng nó vẫn không suy giảm.

Chiến lược này, được công bố trên trang web của Trung tâm Tình báo và An ninh quốc gia Mỹ, là phiên bản mới của tài liệu năm 2015.

Giám đốc Trung tâm William Evanina nói khi trình bày báo cáo rằng công nghệ hiện đại - trí tuệ nhân tạo, công nghệ mã hóa, Internet vạn vật - khiến cho công việc của mạng lưới tình báo phức tạp hơn.

Chiến lược tình báo mới của Mỹ: Những mối đe dọa thực và ảo ảnh 2Giám đốc Trung tâm Tình báo và An ninh quốc gia MỹWilliam Evanina. (Nguồn: Getty Images)

Theo CBS, ông W. Evanina đã cảnh báo từ năm 2014 rằng Trung Quốc đặt ra mối đe dọa lâu dài nghiêm trọng nhất đối với an ninh Mỹ. Theo ông, hành vi đánh cắp sở hữu trí tuệ của Mỹ, được cho là do Trung Quốc thực hiện, đã gây thiệt hại cho Mỹ 400 tỷ USD/năm.

Các tuyên bố về đánh cắp sở hữu trí tuệ không phải là mới và đang được người Mỹ khai thác để biện minh cho một cuộc chiến thương mại mà họ đang tiến hành chống Trung Quốc.

Đây không phải là lần đầu tiên chính quyền ông Trump sử dụng "các phương pháp bị cấm" khi đưa các vấn đề kinh tế của đất nước vào danh sách các mối đe dọa an ninh quốc gia, từ đó có thể đưa ra các biện pháp hạn chế chống Trung Quốc.

Chiến lược được đề cập đang gây ra tranh cãi giống như các cuộc tranh cãi về ngân sách mới của Mỹ hiện nay. Đây không phải là điều bất ngờ khi các tài liệu loại này có thể biện minh cho chi tiêu ngân sách.

Năm 2021, Chính phủ Mỹ sẽ lên kế hoạch chi tiêu 1,5 tỷ USD để đối phó với "sức ảnh hưởng của Trung Quốc" và 596 triệu USD khác để củng cố "hợp tác ngoại giao nhằm đảm bảo chiến lược ở các khu vực Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Một tuyên bố về sự ảnh hưởng này là một phần trong thông cáo báo chí được Bộ Ngoại giao Mỹ lưu hành và được công bố sau khi Nhà Trắng trình lên Quốc hội một dự thảo ngân sách cho năm tài chính tiếp theo.

Tuy nhiên, các đề xuất về ngân sách, dù phản ánh quan điểm của chính quyền Mỹ, không phải lúc nào cũng trở thành luật.

Trong hầu hết các trường hợp, Quốc hội Mỹ phê duyệt ngân sách tùy thuộc vào tình hình chính trị trong nước. Giờ đây khi họ đã thất bại trong cuộc luận tội Tổng thống Trump, đảng Dân chủ có cơ hội tốt để "trả thù" trong vấn đề ngân sách.

Lãnh đạo đảng Dân chủ tại Thượng viện Chuck Schumer đã miêu tả dự thảo ngân sách do chính quyền đương nhiệm đệ trình cho năm tới là "một kế hoạch phá hủy nước Mỹ."

Nếu cho rằng những điều trên không liên quan tới trò chơi chính trị nội bộ của nước Mỹ, không rõ Nga và Trung Quốc phải đối phó thế nào với chúng./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin. (Ảnh: Getty Images/TTXVN)

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin thăm Ukraine

Chuyến thăm của ông Austin diễn ra vào thời điểm Ukraine kêu gọi các đồng minh phương Tây dỡ bỏ các hạn chế đối với việc sử dụng vũ khí tầm xa và xem xét đẩy nhanh quá trình Ukraine gia nhập NATO.