Vào những năm 80 của thế kỷ trước, các chợ ở Hà Nội như Hàng Da, Đồng Xuân-BắcQua, Chợ Mơ, Ô Chợ Dừa và Bưởi hay bán cá chọi.
Hè đến, từng đám trẻ choai choai ríu rít rủ nhau đi mua cá chọi. Trẻ ở khu vựcVọng hay Làng Tám, Giáp Bát thì thường ra chợ Mơ, trẻ trên phố lại tìm đến chợHôm, chợ Hàng Bè hay ra Hàng Da, chợ Đồng Xuân.
Liều lĩnh hơn, có đứa nhảy tàu điện trốn vé lên tận đầu đường Thanh Niên, rồicuốc bộ ra Yên Phụ, Nghi Tàm - hai nơi nuôi cá chọi nổi tiếng nhất Hà Nội - muacho rẻ. Tiền được đám trẻ giấu kỹ trong cạp quần vì sợ bị đứa lớn hơn trấn lột.Nếu buổi "tuyển quân" mà chọn được những con "máu chiến", giá rẻ, là coi nhưgiành thắng lợi lớn, đám trẻ có thể đánh trống, thổi kèn "hồi hương". Mỗi lần đimua cá chọi như vậy, đám trẻ thường mất nguyên một buổi sáng.
Các trận chiến cá chọi có thể diễn ra giữa các khu tập thể, khối phố khác nhau.Từng đám trẻ từ năm đến mười đứa vác theo các lọ "chiến binh", rầm rầm kéo tớiđiểm chọi cá. Chiến trường là một ống bơ sữa bò, một lọ thủy tinh, một chiếc canhựa hoặc một chiếc cốc sứ. Còn phần thưởng cho người thắng trận thường là chúcá chọi bị thua trận.
Trong trận chiến, hai chú cá "chiến binh" lên màu sậm, phùng mang "vè", "bục"nhau, chiến đấu dữ dội. Bên ngoài, những đôi mắt đen láy, tròn xoe của đám khángiả tí hon như "dán" vào thành lọ. Tiếng reo hò, bình luận xôn xao một góc phố.
Nhưng cuộc chiến giữa các chú cá "xanh tím than", "đuôi giấy", "chọi hồng", cóthể dẫn đến cuộc ẩu đả giữa đám trẻ nếu xảy ra trường hợp ăn gian, “chơi bẩn''hoặc "bùng". Chọi cá chỉ có vậy thôi mà cả trẻ thơ và người lớn chơi mãi khôngchán.
Không ai biết chính xác thú chọi cá và nghề nuôicá chọi xuất hiện tại Hà Nội từ bao giờ. Những người làng Nghi Tàm kểrằng, xa xưa, có một người đàn ông trong làng buông câu ở Tây Hồ bắt được haicon cá có hình dáng bên ngoài giống như con săn sắt, hay còn gọi là cá đuôi cờ,nhưng nhỏ hơn. Người này đem thả vào trong vại, hôm sau nhìn lại thì đuôi haicon cá nát bươm. Người đàn ông chợt nảy ra ý nghĩ về trò chọi cá, thế là giănglưới ở hồ Tây chỉ để bắt loại cá biết chọi này và đặt luôn tên cho cá là cáchọi.
Trò chơi này nhanh chóng phổ biến không chỉ ở Nghi Tàm, Quảng Bá mà còn khắpThăng Long-Hà Nội. Nuôi cá "võ sĩ" cũng trở thành nghề ở hai làng Nghi Tàm,Quảng Bá, sau nhân rộng ra nhiều nơi.
Tại nhà anh Linh "chọi" - một trong những "lò" cá hiếm hoi còn sót lại của làngNghi Tàm - vào cuối mùa cá nên khoảnh sân nhà anh và khu vực nuôi cá có diệntích hàng trăm mét vuông đầy vỏ chai bia tàu cưa cổ dùng để đựng cá chọi đượcđặt úp ngược.
Chị Lan, vợ anh Linh cho biết, nghề này tuy không tốn kém nhưng đòi hỏirất nhiều công phu, nhiều khi khiến người nuôi “toát mồ hôi”.
Từ bảy, tám năm trở lại đây, thị trường Hà Nội xuất hiện thêm cá chọi "ngoại",được nhập khẩu từ Thái Lan. Đặc điểm của loại cá này là thân dài và trên mình cóvảy ánh lên nhiều màu đẹp mắt; đuôi, vây rất dài và tua rua chứ không tròn vàthuôn hình "quả đào" như cá "nội".
Song cá "ngoại" không có vẻ hùng dũng và "hiếu chiến" bằng cá Nghi Tàm. Do đó,người làng Nghi Tàm đã chủ động phối giống giữa hai loại cá trên để tạo ra mộtgiống cá chọi mới, hội tụ được hai tố chất trên, loại cá mới này có giá bánkhoảng từ 25.000 - 30.000 đồng/con, cao gấp ba lần so với cá chọi Nghi Tàm.
Tuy nhiên hiện nay nghề nuôi cá chọi đanggặp phải rất nhiều khó khăn và đang thu hẹp dần. Ngày càng xuất hiện thêm nhiều nhiều trò chơi hiệnđại, văn minh cho trẻ em hưởng thụ, và dù chơi cá chọi có hấp dẫn nhưng trẻ cũngkhông có thời gian.
Hơn nữa, tốc độ đô thị hóa diễn ra quá nhanh khiến diện tích nuôi cá bị thu hẹpdần; nguồn nước nuôi cá hiện là nước máy có hàm lượng clo cao, đã ảnh hưởng rấtnhiều đến cá chọi, khiến cá yếu đi rõ rệt và giảm những tố chất đặc biệt của cáNghi Tàm như dai sức, lỳ đòn và hiếu chiến. Nhiều gia đình trong làng đã phảibơm nước từ hồ Tây về để nuôi cá, thậm chí, để giữ giống cá, có nhà đã đem cá vềnuôi tại các vùng quê.
"Trước những năm 80 của thế kỷ trước, trong làng Nghi Tàm có khoảng trên chụcnhà nuôi cá chọi nhưng nay làng nghề đã mai một dần, hiện chỉ còn 5-6 hộ tronglàng là quyết theo nghề", ông Bình cho biết.
Bây giờ người Hà Nội ít chơi cá chọi. Có thể theo năm tháng, thú chơi cá chọi sẽmất đi và chỉ còn là chuyện kể trong sách. Song, với những người yêu mến cá chọithì đây mãi là niềm đam mê, là thú chơi dân dã, gắn liền với những kỷniệm ấu thơ với sông nước Hà thành./.