Chủ tịch nước dự lễ thành lập trường ĐH Kiểm sát

Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội được Thủ tướng cho phép thành lập trên cơ sở nâng cấp Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm sát.
Ngày25/5, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã tổ chức Lễ công bố Quyết địnhcủa Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Trường Đại học Kiểm sát HàNội.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Trưởng ban Chỉ đạo cải cách tư phápTrung ương, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, các Bí thưTrung ương Đảng: Trương Hòa Bình, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao; TrầnQuốc Vượng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng cùng các vị lãnh đạoĐảng, Nhà nước đã dự lễ.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội được thành lập sẽ tạođiều kiện thuận lợi cho ngành kiểm sát nhân dân chủ động đào tạo nguồnnhân lực có chất lượng cao, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu cho đội ngũcán bộ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của Ngành trong tình hình mới.

Chủtịch nước đề nghị ngành Kiểm sát nhân dân, Trường Đại học Kiểm sát HàNội làm tốt các nhiệm vụ trọng tâm: Quán triệt và triển khai thực hiệncác Nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước về công tác cán bộ; chútrọng công tác tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý và sử dụng cánbộ; đồng thời có chính sách phù hợp bảo đảm cho đội ngũ cán bộ của ngànhKiểm sát luôn có sự kế thừa và phát triển.

Ngành cần xác định rõ mụctiêu, phạm vi đào tạo phù hợp với nhu cầu cán bộ, có cơ chế thu húttuyển chọn những người có tâm huyết, đủ đức, tài. Trường Đại học Kiểmsát Hà Nội cần chủ động xây dựng hệ thống giáo trình, giáo án và bài tậpphù hợp với đặc điểm của Trường; chú trọng đào tạo kỹ năng thực hànhquyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, vừa đào tạo, bồi dưỡngcán bộ, vừa là nơi nghiên cứu khoa học Kiểm sát của ngành Kiểm sát nhândân.

Chủ tịch nước yêu cầu các thầy, cô giáo, cán bộ, viên chức và học viên củanhà trường cần ra sức thi đua dạy tốt, học tốt, phục vụ tốt; đổi mớichương trình nội dung, phương pháp giảng dạy và học tập; bảo đảm họcviên ra trường có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trongsạch, có kỹ năng nghề nghiệp và kiến thức thực tiễn, dũng cảm đấu tranhvì công lý, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Viện Kiểm sát Nhân dân Tốicao cần phối hợp chặt chẽ với bộ, ngành hữu quan, Đảng bộ, chính quyềnđịa phương tạo điều kiện về nguồn lực cho Trường Đại học Kiểm sát Hà Nộisớm đi vào hoạt động, phấn đấu đưa trường phát triển thành trường trọngđiểm quốc gia, từng bước vươn lên ngang tầm khu vực.

Trảiqua 43 năm xây dựng và phát triển, trường đã đào tạo cho Viện Kiểm sátnhân dân và Viện Kiểm sát quân sự các cấp 1.366 học viên trình độ trungcấp cảnh sát, hơn 7.602 học viên trình độ cao đẳng; 5.776 học viên trìnhđộ cử nhân, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng, chuẩn hóatrình độ các chức danh kiểm sát theo yêu cầu cải cách tư pháp và hộinhập quốc tế, tích cực tham gia công tác đấu tranh phòng, chống vi phạmpháp luật và tội phạm, bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, trật tự, antoàn xã hội... Tuy nhiên, tình trạng thiếu cán bộ có chức danh tư phápnói chung và Kiểm sát viên nói riêng ở nhiều địa phương vẫn tồn tạinhiều năm, chậm khắc phục...

Thực hiện chủ trương của BộChính trị, Quốc hội đồng ý cho phép ngành Kiểm sát nhân dân được đào tạobậc Đại học chuyên ngành phù hợp với chuyên môn của ngành mình. TrườngĐại học Kiểm sát Hà Nội được thành lập trên cơ sở nâng cấp Trường Đàotạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm sát, khẳng định sự quyết tâm và tầm nhìndài hạn trong thực tiễn về công tác đào tạo cán bộ ngành kiểm sát nhândân. Hiện trường đang chuẩn bị đón khóa học viên đầu tiên với nhiều đổimới về chương trình đào tạo, gắn lý thuyết với hoạt động chuyên môn vàthực tiễn cuộc sống xã hội./.

Hoàng Giang-Hồng Cường (TTXVN)

Tin cùng chuyên mục