Chuyên gia: Mỹ sẽ kiếm lời nhờ cuộc khủng hoảng Triều Tiên

Theo quan điểm của chuyên gia Miroslav Lazanski, trong mỗi cuộc khủng hoảng, Mỹ thường kiếm được 20-25 tỷ USD, và cuộc khủng hoảng Triều Tiên sẽ không phải là ngoại lệ.
Chuyên gia: Mỹ sẽ kiếm lời nhờ cuộc khủng hoảng Triều Tiên ảnh 1Hình ảnh 1 vụ phóng tên lửa của Triều Tiên. (Nguồn: AP)

Sputnik đưa tin, lo ngại bởi những “lời qua tiếng lại” gay gắt chưa từng thấy giữa Mỹ và Triều Tiên, các nước trong khu vực như Nhật Bản, đang dự định hiện đại hóa quốc phòng một cách nghiêm túc.

Vấn đề được đặt ra là nguồn cung các vũ khí quân sự này, như máy bay phản lực, tên lửa phòng không, trạm radar và các sản phẩm đắt giá khác, lại đến từ Mỹ, tức là một bên tham gia cuộc khẩu chiến nói trên.

Theo dữ liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế, từ năm 2001, khối lượng buôn bán vũ khí đã gia tăng không ngừng.

Trong lĩnh vực này, Mỹ đã vượt lên tất cả, đạt tỷ lệ tăng trưởng doanh số 33% trong giai đoạn 2011-2015, trong khi từ năm 2006 đến năm 2010, con số này là 29%.

Theo số liệu của chính các cơ quan Mỹ cung cấp, vào năm 2015, doanh thu của việc bán vũ khí cho các nước khác đạt 47 tỷ USD, nhiều hơn 15 tỷ USD so với năm 2014.

[Hội đồng Bảo an LHQ họp khẩn về vụ thử hạt nhân của Triều Tiên]

Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, chuyên gia phân tích quân sự Serbia, cây chính luận của báo Politika Miroslav Lazanski cho rằng bất kỳ cuộc xung đột nào trên thế giới đều là “món quà” cho những quốc gia có ngành công nghiệp quân sự hùng mạnh.

Theo quan điểm của ông, trong mỗi cuộc khủng hoảng, Mỹ thường kiếm được 20-25 tỷ USD, và cuộc khủng hoảng Triều Tiên sẽ không phải là ngoại lệ.

Chuyên gia Lazanski nhắc lại đợt căng thẳng trong quan hệ giữa Iran và Saudi Arabia đã mang lại cho Washington ít nhất 65 tỷ USD thông qua thương vụ bán vũ khí cho Saudi Arabia.

Chuyên gia này lưu ý thêm: “Mỗi phát đạn hay tên lửa Mỹ phóng ra, mỗi lít xăng tiêu phí, cuối cùng đều do Iraq gánh chịu. Mỹ không tốn một xu trong cả chiến dịch ​'Bão táp Sa mạc.' Một phi vụ kinh doanh béo bở nữa là cuộc chiến ở Libya.”

Theo chuyên gia này, Mỹ khó bỏ qua "cơ hội chưa từng thấy" đang xuất hiện ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Tàu ngầm INS Arihant. (Nguồn: Hindustan Times)

Ấn Độ hạ thủy tàu ngầm hạt nhân thứ tư

Tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSBN) thứ tư của Ấn Độ, được gọi là S4*, đã được hạ thủy tại Trung tâm Đóng tàu ở Visakhapatnam vào hôm 16/10.