Chuyên gia nhận xét về đề thi Toán: Đề hay, sẽ có điểm tối đa

Kết thúc buổi thi môn Toán sáng 4/7, thầy Hoàng Trọng Hảo, Báo Toán Tuổi Thơ và nhóm chuyên gia đã đưa ra lời nhận xét và các hướng giải.
Thí sinh thi môn Toán. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)

Kết thúc buổi thi môn Toán sáng 4/7, thầy giáo Hoàng Trọng Hảo, Báo Toán Tuổi Thơ và nhóm chuyên gia đến từ các trường nổi tiếng như Trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam, Trường THPT chuyên ĐH Khoa học tự nhiên, Trường THCS Trưng Vương Hoàn Kiếm, Trung tâm Hexagon, đã đưa ra nhận xét về đề thi Toán năm nay.

"Đề dài, hay, đa dạng, có tính phân loại cao. Học sinh trung bình làm bài cẩn thận có thể đạt được 5 - 6 điểm. Ba bài cuối tương đối khó, đặc biệt bài 9 rất khó. Tuy vậy sẽ có điểm 10 ở đề thi này."

Cụ thể, lời nhận xét theo từng câu từ nhóm chuyên gia:

Câu 1: Câu dễ, phù hợp với đa số học sinh

Câu 2: Đưa về phương trình tích (sinx – 2)(1-2cosx) = 0

Câu 3: Không khó nhưng gây bất ngờ vì mấy năm gần đây dạng tính diện tích hình phẳng ít gặp

Câu 4:

a. Chỉ cần nắm vững 4 phép toán +, -, x, :, các số phức, số phức liên hợp là làm được.

b. Mức độ nhẹ nhàng như bình thường trong sách giáo khoa.

 

Câu 5:

• Tìm giao điểm của d và (P) Dạng này khá quen thuộc trong sách giáo khoa.

• Viết phương trình mặt phẳng chứa d và vuông góc (P) Đây là bài toán lập phương trình mặt phẳng đi qua một điểm và biết cặp vecto chỉ phương ( bài toán quen thuộc trong sách giáo khoa)

 

Câu 6:

 1 ý tính thể tích khối chóp, ý còn lại tính khoảng cách từ điểm đến mặt phẳng. Hai ý này không gây bất ngờ với thí sinh vì các năm gần đây đã xuất hiện nhiều lần trong đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng

Câu 7:

Đây là một bài toán bắt đầu gây khó khăn cho học sinh bởi tcác dữ kiện đề bài đưa ra rất hạn chế. Để làm được bài này học sinh sẽ phải nắm được không chỉ các kiến thức tọa độ đơn thuần mà còn phải nắm được các kiến thức hình học tổng hợp, chẳng hạn như: quan hệ hình học, định lý co-sin trong tam giác. Ngay kể cả nắm được phương pháp để giải, học sinh sẽ vấn lung túng trong việc thực hiện lời giải bởi yêu câu tính toán nhiều, dễ gây nhầm lẫn trong quá trình tính toán.


Câu 8:

Tương tự câu 7, câu này sẽ chỉ dành cho học sinh khá giỏi với cách làm khá lạ: Đặt ẩn phụ a, b rồi đưa về hệ với a, b mà vẫn còn ẩn a, y.


Câu 9:

Đây là câu rất khó với phần đa học sinh bởi phải kết hợp rất nhiều kiến thức liên quan đến: Bất đẳng thức Cô-si (cùng với việc chọn điểm rơi), phương pháp dồn biến, cùng phương pháp đạo hàm. Tuy những phương pháp này đã gặp phải trong đề thi tuyển sinh vào đại học những năm gần đây nhưng thực sự vẫn gây bất ngờ thú vị cho thí sinh./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục