Chuyên gia Y tế Malaysia: Cần cân nhắc thận trọng về hộ chiếu vaccine

Chuyên gia cho rằng một số trẻ em sẽ gặp bất lợi vì chúng không thể được tiêm do thiếu dữ liệu an toàn từ các thử nghiệm lâm sàng, một số người bị bệnh hiểm nghèo cũng không thể tiêm chủng.
Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho nhân viên y tế tại bệnh viện ở Sungai Buloh, gần Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 3/3/2021. (Ảnh: THX/TTXVN)
Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho nhân viên y tế tại bệnh viện ở Sungai Buloh, gần Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 3/3/2021. (Ảnh: THX/TTXVN)

Các chuyên gia y tế Malaysia cho rằng, đề xuất về hộ chiếu có chứng nhận tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 (hộ chiếu vaccine) cần phải thảo luận rộng rãi hơn nữa do có nhiều vấn đề cần được cân nhắc trước khi triển khai.

Theo các chuyên gia, chính phủ nên có một kế hoạch rõ ràng và cơ sở lý luận cơ bản về bất cứ đặc quyền mới nào nhằm tìm cách nới lỏng hạn chế cho những người đã được tiêm chủng.

Điều này nhằm đảm bảo rằng, hành động này không gây tổn hại cho sức khỏe cộng đồng trong đại dịch và không bị một số bên coi là “đối xử bất bình đẳng,” đồng thời tránh những thách thức có thể xảy ra trong quá trình thực thi.

Tiến sỹ dịch tễ học Awang Bulgiba Awang Mahmud cho rằng, mặc dù hộ chiếu chứng nhận tiêm chủng dường như hỗ trợ các biện pháp y tế công trong việc chống lại đại dịch, tuy nhiên điều này cũng cần phải suy nghĩ thấu đáo bởi điều này bao gồm việc một số trẻ em sẽ gặp bất lợi vì chúng không thể được tiêm do thiếu dữ liệu an toàn từ các thử nghiệm lâm sàng.

“Cũng sẽ có những người đến lượt tiêm chủng nhưng vẫn chưa đến tiêm hoặc những người không thể tiêm chủng vì lý do đang điều trị bệnh hiểm nghèo. “Điều này chỉ dành cho du lịch trong nước.”

Người đứng đầu Ủy ban độc lập về Tư vấn tiêm chủng COVID-19 (ICVAC) thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Đổi mới cho biết, đối với các chuyến du lịch quốc tế, hộ chiếu tiêm chủng liên quan đến chủ quyền, quyền của các quốc gia và quyền cá nhân.

Bên cạnh đó, cũng có những câu hỏi được đặt ra về tính khả thi của việc thiết lập một hệ thống như vậy, liên quan đến độ tin cậy và hiệu quả của nó khi đối mặt với những đột biến của virus.

Ông nói. “Sự khác nhau về hiệu quả của vaccine và liệu tất cả vaccine có thể được công nhận là tương đương nhau hay. Cần có sự công nhận đối ứng đối với những phê duyệt quy định từ các quốc gia khác nhau, điều này có thể nhìn nhận như một trở ngại.”

Lấy ví dụ, Malaysia đã mua 66,7 triệu liều vaccine từ 5 nhà sản xuất vaccine ngừa COVID-19 khác nhau, đó là Plizer; AstraZeneca; Sinovac; CanSiniBIO và Sputnik với các thông số về hiệu lực cao nhất của vaccine rất khác nhau, lần lượt tương ứng là: 95%; 90%;91,25%; 65,7% và 91,6%.

Tiến sỹ Awang cho biết hộ chiếu tiêm chủng sẽ gây bất lợi cho các quốc gia không thể đảm bảo đủ vaccine cho người dân số của họ, do đó họ sẽ không thể tham gia hệ thống này.

[Video] Dịch bệnh COVID-19: 'Hộ chiếu vắcxin' chia rẽ thế giới

Ông cho rằng, cho đến khi tất cả các quốc gia đều tiêm chủng cho người dân thì hộ chiếu vaccine mới có thể coi là không phân biệt đối xử và cản trở sự phát triển và phục hồi của các quốc gia nghèo hơn, vì những công dân chưa được tiêm chủng của họ có thể bị cấm đi du lịch.

Theo ông, trong trường hợp này "tốt nhất nên dựa vào số liệu lây nhiễm tại quốc gia đó, tất nhiên số liệu phải đáng tin cậy và được thống kê khoa học như tỷ lệ nhiễm mới và phương pháp bảo vệ sự lây nhiễm.”

Theo ông, Malaysia cần xác định xem liệu khả năng đạt được miễn dịch thông qua tiêm chủng có ngăn chặn được sự lây nhiễm hay không, liệu khả năng miễn dịch kéo dài được bao lâu và có bảo vệ được cơ thể chống lại các biến thể mới hay không, hoặc xem xét những thay đổi trong yêu cầu kiểm dịch và quy trình vận hành tiêu chuẩn (SOP).

"ICVAC đã khuyến nghị chính phủ thành lập Trung tâm đăng ký tiêm chủng ngừa COVID-19 tự nguyện để theo dõi 50.000 người được tiêm chủng trong hai năm tới. Kết hợp các bằng chứng từ giám sát thụ động và chủ động sẽ là cách tốt nhất để thiết lập bằng chứng này. Một khi chúng tôi xác định tỷ lệ mắc bệnh thực sự thấp, ổn định và khả năng giảm thiểu sự lây nhiễm (thông qua các nghiên cứu dịch tễ học), thì một số hạn chế dịch chuyển có thể được dỡ bỏ.”

Việc áp đặt những hạn chế đi lại giữa các quận và các bang có thể giúp người Malaysia có thời gian hình thành khả năng miễn dịch cộng đồng đối với COVID-19.

"Sẽ mất một thời gian để mọi người có thể hình thành miễn dịch đối với virus vì hầu hết các loại vaccine ngừa COVID-19 đều yêu cầu hai mũi tiêm, mỗi mũi cách nhau từ 3-4 tuần," Tiến sỹ Awang cho hay.

"Giả sử rằng một người được tiêm hai liều vaccine, cách nhau ba tuần và cơ thể cần hai tuần để tạo miễn dịch, do vậy mỗi người sẽ cần tối thiểu năm tuần. Chúng tôi cần tiêm chủng cho một số lượng lớn người dân để đạt được việc giảm liên tục các ca nhiễm mới và điều này sẽ mất vài tháng,” ông nói.

Trên thực tế, chưa có quốc gia nào đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng trong khi chủ động tiêm phòng cho người dân, kể cả Mỹ và Vương quốc Anh, và các quốc gia đã áp đặt các hạn chế dịch chuyển.

Theo ông, Malaysia nên thận trọng và không vội vàng đưa ra quyết định cho đến khi có bằng chứng về khả năng tạo miễn dịch ngày càng tăng, đồng thời nên tiếp tục áp đặt hạn chế dịch chuyển bởi nó được coi là một phần của biện pháp can thiệp phi dược phẩm (NPI) và phải tiếp tục triển khai theo một số hình thức cho đến khi có sự sụt giảm liên tục các ca nhiễm mới.

Các hình thức NPI khác, được chính quyền khuyến khích là đeo khẩu trang, giữ khoảng cách và sát thực hành vệ sinh tốt.

Giáo sư Y sinh và Dịch tễ học của trường Đại học Manipal (Malaysia), Tiến sỹ G. Jayakumar cho rằng, hộ chiếu vaccine có thể cho phép những người đã được tiêm chủng và đã tạo miễn dịch được nới lỏng hơn trong việc giữ khoảng cách tiếp xúc.

"Họ có thể được miễn các yêu cầu kiểm dịch, được phép đi du lịch cũng như trở lại làm việc, chăm sóc những người có nguy cơ, thăm bạn bè và người thân, hoặc thực hiện các hoạt động khiến họ tiếp xúc với virus. Song, chính phủ nên tập trung vào cộng đồng có nguy cơ cao, như lao động nước ngoài, tù nhân và người cao tuổi, để phá vỡ chuỗi lây nhiễm.

Phó Giáo sư-Tiến sỹ Malina Osman, một nhà dịch tễ học và thống kê sinh học từ Đại học Putra (Malaysia) cho biết, việc nới lỏng các hạn chế đi lại không nên dựa trên tỷ lệ phần trăm tiêm chủng.

"Có thể cho phép đi du lịch khi số ca nhiễm mới nằm trong phạm vi hai con số. Theo quan sát thực tế, có nhiều dấu hiệu tốt về việc công chúng tuân thủ SOP cũng như việc sử dụng ứng dụng phần mền truy vết MySejahtera để nối lại các chuyến đi của họ," ông nói.

Với việc tăng mức phạt lên đến 10.000 ringgit (56 triệu VND) đối với cá nhân và 50.000 ringgit (280 triệu VND) đối với các công ty vi phạm SOP, chính phủ Malaysia hy vọng sẽ có thể ngăn chặn mọi người vi phạm các quy định nhằm hạn chế sự lây lan COVID-19./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục