Theo mạng tin “Sankei” (Nhật Bản), tình trạng già hoá dân số của xã hội TrungQuốc đang diễn ra với tốc độ chóng mặt trong bối cảnh xuất hiện dự báo năm 2013,số người già trên 60 tuổi ở Trung Quốc vượt mốc 200 triệu người.
Ngoài ra, không chỉ các các đô thị duyên hải và cận duyên hải như Thượng Hải vàBắc Kinh chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của vấn đề già hóa này mà ngay cả khu vựcnông thôn nằm sâu trong đại lục như Trùng Khánh, Tứ Xuyên cũng lâm vào tình cảnhtương tự. Thậm chí, khu vực nông thôn không chỉ có sự phân hóa về thu nhập màcòn “phân hóa” cả về mức độ già hóa dân số so với các khu đô thị duyên hải.
Mới đây, Văn phòng Ủy ban Người cao tuổi toàn quốc và Quỹ dân số Liên hợp quốc –vừa được thành lập tại Bắc Kinh – đã mở hội nghị chuyên đề về vấn đề già hóa dânsố.
Tại hội nghị này, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Người cao tuổi thuộc Đại học Nhândân Trung Quốc Đỗ Bằng, đã công bố kết quả điều tra cho biết: “Nói đến khu vựcđang có tốc độ lão hóa nhanh nhất Trung Quốc thì Thượng Hải đứng đầu cả nước nếuxét về hộ tịch trong khi xét về số dân cư trú thực tế thì Trùng Khánh lại đứngđầu.”
Cũng theo kết quả điều tra này, tính đến năm 2010, số người già trên 60tuổi chiếm 17% dân số ở Trùng Khánh. Ngoài ra, Tứ Xuyên và An Huy cũng là haiđịa phương nằm sâu bên trong lục địa có tỷ lệ già hóa dân số nhanh chóng trongkhi Thượng Hải – địa phương lâu nay vốn đứng đầu về tỷ lệ này – lại chỉ đứng ởvị trí thứ năm.
Lý do chính cho tỷ lệ già hóa “chững lại” ở Thượng Hải và Bắc Kinh là quá trìnhdi cư của lao động từ khu vực nông thôn ra thành thị vẫn đang diễn ra. Tuy tốcđộ di dân đến khu vực duyên hải có giảm so với trước đây nhưng tính đến nay sốlượng cũng đã đạt hơn 100 triệu người.
Do đa phần dân nhập cư vào các thành phốnhư Thượng Hải, Bắc Kinh đều là thanh niên nên chính nhân tố này đã hạ thấp tỷ lệgià hóa của hai thành phố này. Trong khi đó, phần lớn những người ở lại nôngthôn là người già.
Viện trưởng Đỗ Bằng cho biết điều đáng lo ngại hơn cả đối với khu vực nằm sâutrong nội địa là chế độ trợ cấp, lương hưu cho người cao tuổi hiện còn nhiều bấtcập.
Ông nói: “Giai đoạn năm 2010, tỷ lệ những người cao tuổi được nhận lươnghưu để đảm bảo tiền sinh hoạt chỉ chiếm 24,1%. Hơn nữa, 66,3% số người già tạicác đô thị được nhận lương hưu trong khi con số này ở nông thôn chỉ là 4,6%, mộtsự tách biệt quá rõ ràng giữa thành thị và nông thôn”.
Đặc biệt, 41,2% người cao tuổi ở nông thôn đang phải sống dựa vào các khoản “thunhập từ lao động chân tay” như canh tác nông nghiệp bất chấp cảnh gần đất xatrời.
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Sức khoẻ người cao tuổi thuộc Đại học Bắc KinhTăng Nghị dẫn kết quả điều tra của viện này cho biết: “Phụ nữ chăm sóc cha mẹgià tốt hơn nam giới. Cụ thể, tỷ lệ chết của người cao tuổi được phụ nữ chăm nomthấp hơn 10% so với các cụ do nam giới chăm sóc”.
Đặc biệt xu hướng này thể hiện rất rõ ở khu vực nông thôn. Mặc dù tư tưởng“trọng nam khinh nữ” ở khu vực nông thôn vẫn còn khá nặng nề nhưng với quá trìnhlão hóa mạnh mẽ ở Trung Quốc hiện nay, có lẽ xu hướng này sẽ đảo ngược thành“trọng nữ khinh nam”./.
Hữu Thắng/Tokyo (Vietnam+)