Cuộc sống của người đồng tính ở quốc gia kỳ thị nhất thế giới

Uganda là một trong số những quốc gia kỳ thị người đồng tính nhất thế giới. Thậm chí, Uganda không thừa nhận quyền lợi của người đồng tính và buộc họ phải sống trong bí mật và sự tẩy chay.
Hơn 750.000 người đã tham gia cuộc diễu hành của người đồng tính tại London năm nay, một con số lớn hơn rất nhiều nếu so với Uganda. (Nguồn: Reuters)
Năm nay, cuộc diễu hành của người đồng tính ở Uganda diễn ra bên bờ Hồ Victoria ở Entebbe. Sự kiện này nhằm đánh dấu một năm luật 'chống đồng tính' ở Uganda không được thông qua hồi tháng 8/2014. (Nguồn: Reuters)
Luật chống đồng tính ở Uganda coi những người đồng tính là tội phạm và sẽ bị xử tù chung thân. Điều luật này không được thông qua chỉ vì không có đủ số thành viên Quốc hội tham gia bỏ phiếu, thay vì là một hành động ủng hộ người đồng tính. (Nguồn: Reuters)
Tuy nhiên, các 'hoạt động đồng tính' vẫn là bất hợp pháp tại Uganda, và người thực hiện đều có khả năng nhận án chung thân. Tổng thống Yoweri Museveni đã khuyến khích người dân tố giác bất cứ ai họ nghi ngờ là người đồng tính với chính quyền. (Nguồn: Reuters)
Bất chấp những điều luật chống người đồng tính, gần 400 người thuộc cộng đồng LGBT ở Uganda vẫn tham gia cuộc diễu hành năm nay. Một số người phải đeo mặt nạ để tránh bị lộ danh tính. (Nguồn: Reuters)
Sự kỳ thị người đồng tính ở Uganda xuất phát từ tư tưởng của đạo Thiên Chúa và đã trở thành tư tưởng chủ đạo trong chính sách chống đồng tính những năm 1950 tại quốc gia này. Đáng tiếc là đến nay vẫn chưa có sự thay đổi suy nghĩ tích cực nào về người đồng tính tại Uganda. (Nguồn: Reuters)
Kỳ thị đồng tính là tư tưởng rơi rớt lại từ thời thuộc địa Anh, sinh ra để xóa sổ những người 'có giới tính không tự nhiên'. Nhiều mục sư phương Tây hay Mỹ vẫn đang đến Uganda, tuyên truyền những thông điệp chống người đống tình và ủng hộ việc thông qua những điều luật tàn bạo với giới tính thứ ba. (Nguồn: Reuters)
Năm 2010, tờ Rolling Stone của Uganda đã đăng bài viết có nhan đề '100 bức hình về người đồng tính ở Uganda,' trong đó có in hình và địa chỉ của những người đồng tính. (Nguồn: Reuters)
Năm 2014, một tờ báo khác ở Uganda là EXPOSED cũng đã cho đăng bài viết tương tự với nhan đề '200 cái tên đồng tính hàng đầu Uganda.' (Nguồn: Reuters)
Với nhiều người thuộc cộng đồng LGBT ở Uganda, những sự kiện như cuộc tuần hành là cơ hội để họ bày tỏ tình cảm với người yêu. (Nguồn: Reuters)
Chỉ những người được mời mới được tham gia diễu hành, và sự kiện này cũng cần được cảnh sát cho phép trước khi diễn ra. (Nguồn: Reuters)
Sau cuộc diễu hành công khai, sự kiện tiếp tục được tổ chức tại một khu vực bí mật trong một tòa nhà. Có những chỉ dẫn và cảnh báo người tham gia không nên gây quá nhiều sự chú ý để tránh những hậu quả đáng tiếc. (Nguồn: Reuters)
Một thí sinh tham dự cuộc thi Miss and Mr. Pride. Đây là cơ hội hiếm hoi để cộng đồng LGBT ở Uganda được ăn mặc và cư xử theo cách khiến họ thấy thoải mái mà không phải lo về hậu quả. (Nguồn: Reuters)
Các thí sinh chuẩn bị trước khi ra sân khấu. (Nguồn: Reuters)
Đây là cơ hội để người đồng tính Uganda thảo luận cởi mở về bản thân và tìm đối tượng có chung suy nghĩ. (Nguồn: Reuters)
Năm nay, Mahad, một phụ nữ chuyển giới đã giành danh hiệu Miss Pride. (Nguồn: Reuters)
Một cô gái chuyển giới có biệt danh Bad Black tham dự một buổi nói chuyện về sức khỏe của người chuyển giới trong khuôn khổ sự kiện. (Nguồn: Reuters)
Hình ảnh cuộc tuần hành ở London năm 1972. Cũng giống ở Uganda, sự kiện này khi đó có khá ít người tham gia. Có 700 người đã xuống đường, mang theo các khẩu hiệu ủng hộ đồng tính và chống việc coi đồng tính là một tội ác.(Nguồn: BBC)
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục