"Đã đến lúc chấp nhận Triều Tiên là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân"

Các chuyên gia Mỹ và Trung Quốc nhận định nếu như các nước này không công nhận Triều Tiên là một quốc gia sở hữu hạt nhân hợp pháp, thì cũng là lúc chuyển dịch trọng tâm sang âng cao năng lực phòng tủ
"Đã đến lúc chấp nhận Triều Tiên là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân" ảnh 1Triều Tiên phóng tên lửa. (Nguồn: SBS)

Theo SCMP, các cựu quan chức và chuyên gia chính trị Mỹ và Trung Quốc nhận định đã đến lúc tìm kiếm phương thức mới đối phó với các mối đe dọa của Triều Tiên - bằng cách chấp nhận thực tế đây là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân.

Theo các chuyên gia, chiến lược giải trừ vũ khí hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên suốt một thời gian dài của Mỹ và Trung Quốc đã chứng minh tính phi thực tế, trong khi Bình Nhưỡng vẫn nhanh chóng giành được những thành tựu vượt bậc trong việc phát triển năng lực hạt nhân.

Do đó, ngày càng nhiều ý kiến cho rằng, Washington và Bắc Kinh nên cùng hợp tác để chắc chắn Triều Tiên sẽ không sử dụng tới vũ khí hạt nhân, trong khi nhà lãnh đạo Kim Jong-un nhiều lần khẳng định vũ khí hạt nhân là điều sống còn của chính quyền Bình Nhưỡng.

Ông Jie Dalei tới từ Trường Nghiên cứu quốc tế thuộc Đại học Bắc Kinh cho rằng: "Việc công nhận Triều Tiên là quốc gia hạt nhân không có nghĩa là đặt dấu chấm hết cho thế giới. Thực tế, trong những năm qua, Mỹ và Trung Quốc vẫn đang phải đối mặt với một Triều Tiên sở hữu năng lực hạt nhân. Dù lâu nay, Trung Quốc đặt ra 2 mục tiêu lớn trong chính sách đối ngoại với Triều Tiên là giải trừ hạt nhân và duy trì nền hòa bình, ổn định, song khi hai mục tiêu này không thể cùng song hành, thì đã đến lúc Trung Quốc cần cân nhắc lại chiến lược."


[Washington Post: Triều Tiên đã thu nhỏ được đầu đạn hạt nhân]

Cũng theo ông Jie, nếu như Mỹ và Trung Quốc không công nhận Triều Tiên là một quốc gia sở hữu hạt nhân hợp pháp, thì cũng là lúc Washington và Bắc Kinh chuyển dịch trọng tâm sang nâng cao năng lực phòng thủ.

Trong khi đó, chia sẻ với tờ The New York Times hồi tuần trước, cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, bà Susan Rice cho rằng Mỹ có thể "chịu đựng" được vũ khí hạt nhân của Triều Tiên tương tự như việc nước này "chịu đựng" vũ khí hạt nhân của Liên Xô cũ trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Tuy nhiên, cố vấn an ninh đương nhiệm của Mỹ là ông H.R. McMaster lại phản đối lời bình luận này của bà Rice. Theo ông McMaster, "Bà Rice đã sai bởi học thuyết phòng thủ cổ điển không thể áp dụng với một chính quyền như Triều Tiên hiện tại."

Giáo sư nghiên cứu các mối quan hệ quốc tế tại Đại học Pennsylvania, ông Arthur Waldron thì chia sẻ: "Sau những gì xảy ra ở Ukraine vào năm 2014, không có bất cứ quốc gia nào sở hữu vũ hí hạt nhân tuyên bố từ bỏ năng lực này. Cũng sẽ không có cuộc tấn công nào có thể loại bỏ toàn bộ tên lửa của Triều Tiên. Triều Tiên có diện tích hơn 120.000 km2, tương đương với nước Anh hoặc bang Pennsylvania của Mỹ, trong khi mọi vũ khí của Triều Tiên đều nằm dưới lòng đất, nên không thể tiến hành giải trừ vũ khí hạt nhân Triều Tiên. Do đó, trên phương diện ngoại giao, Mỹ cần phải công nhận Triều Tiên là quốc gia hạt nhân."

[Tổng thống Mỹ chỉ đạo lập phương án quân sự khả thi đối phó Triều Tiên]

Ông Wu Xinbo, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Mỹ tại Đại học Phúc Đán ở Thượng Hải cũng đồng tình với nhận định của giáo sư Waldron. Theo ông Wu, Mỹ nên bằng lòng với chuyện Triều Tiên sở hữu hạt nhân và chú trọng tới việc thuyết phục Bình Nhưỡng đóng băng chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa. Cũng theo ông Wu, mục tiêu cuối cùng của Washington là lật đổ chính quyền Bình Nhưỡng và đây chính là nguồn cơn khiến Trung Quốc cảm thấy bất an dẫn tới việc từ bỏ ý định gia tăng thêm áp lực với Triều Tiên.

Ông Wu cũng nhấn mạnh việc Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đề xuất kế hoạch "đóng băng kép" trong đó, Bình Nhưỡng cho dừng các hoạt động thử nghiệm hạt nhân và tên lửa để đổi lại Mỹ - Hàn ngừng tập trận chung, đã cho thấy bước dịch chuyển trong chính sách buộc Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân của Bắc Kinh.

Ông Yue Gang, Thượng tá nghỉ hưu thuộc Bộ Tổng Tham mưu quân đội Trung Quốc cho rằng, Bắc Kinh đã âm thầm thay đổi mục tiêu chính sách với Bình Nhưỡng./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Tàu ngầm INS Arihant. (Nguồn: Hindustan Times)

Ấn Độ hạ thủy tàu ngầm hạt nhân thứ tư

Tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSBN) thứ tư của Ấn Độ, được gọi là S4*, đã được hạ thủy tại Trung tâm Đóng tàu ở Visakhapatnam vào hôm 16/10.