Ngày 1/12/1999, Khu Di tích Mỹ Sơn (thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) được UNESCO chính thức công nhận là Di sản văn hoá Thế giới. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Ngày 1/12/1999, Khu Di tích Mỹ Sơn (thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) được UNESCO chính thức công nhận là Di sản văn hoá Thế giới. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Tháng 12 năm 1999, UNESCO công nhận khu phố cổ Hội An là Di sản Văn hóa Thế giới. Ngoài những giá trị văn hoá qua kiến trúc đa dạng, Hội An còn lưu giữ một nền tảng văn hoá phi vật thể khá đồ sộ. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Tháng 12 năm 1999, UNESCO công nhận khu phố cổ Hội An là Di sản Văn hóa Thế giới. Ngoài những giá trị văn hoá qua kiến trúc đa dạng, Hội An còn lưu giữ một nền tảng văn hoá phi vật thể khá đồ sộ. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Ngày 2/12/2000, Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản tự nhiên thế giới lần thứ 2 bởi giá trị ngoại hạng toàn cầu về địa chất địa mạo. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Ngày 2/12/2000, Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản tự nhiên thế giới lần thứ 2 bởi giá trị ngoại hạng toàn cầu về địa chất địa mạo. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Mộc bản Triều Nguyễn được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV (Đà Lạt), là một trong những bộ sưu tập tài liệu lưu trữ quý hiếm được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu Thế giới năm 2009. (Ảnh: TTXVN)
Mộc bản Triều Nguyễn được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV (Đà Lạt), là một trong những bộ sưu tập tài liệu lưu trữ quý hiếm được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu Thế giới năm 2009. (Ảnh: TTXVN)
Trong phiên họp toàn thể thường niên Uỷ ban Ký ức Thế giới khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO năm 2010, Hồ sơ Bia đá các khoa thi Tiến sỹ triều Lê và Mạc (1442-1779) tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám Hà Nội (Bia Tiến sỹ Văn Miếu) được công nhận là Di sản Tư liệu Thế giới. (Ảnh: Hoàng Hiếu/ TTXVN)
Trong phiên họp toàn thể thường niên Uỷ ban Ký ức Thế giới khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO năm 2010, Hồ sơ Bia đá các khoa thi Tiến sỹ triều Lê và Mạc (1442-1779) tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám Hà Nội (Bia Tiến sỹ Văn Miếu) được công nhận là Di sản Tư liệu Thế giới. (Ảnh: Hoàng Hiếu/ TTXVN)
Lễ hội Gióng đền Sóc tại Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt đền Sóc là một trong những lễ hội lớn nhất của thành phố Hà Nội và cả nước, đã được Tổ chức UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2010. (Ảnh: Anh Tuân/TTXVN)
Lễ hội Gióng đền Sóc tại Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt đền Sóc là một trong những lễ hội lớn nhất của thành phố Hà Nội và cả nước, đã được Tổ chức UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2010. (Ảnh: Anh Tuân/TTXVN)
Ngày 27/6/2011, UNESCO đã chính thức công nhận Khu di tích Thành nhà Hồ (thôn Xuân Giai, xã Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) là Di sản Văn hóa Thế giới. (Ảnh: TTXVN)
Ngày 27/6/2011, UNESCO đã chính thức công nhận Khu di tích Thành nhà Hồ (thôn Xuân Giai, xã Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) là Di sản Văn hóa Thế giới. (Ảnh: TTXVN)
Hội kéo chữ là một nét đẹp trong Lễ hội Phủ Dầy, phản ánh phong tục tập quán, thể hiện sự đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân, đồng thời giáo dục con cháu truyền thống hiếu thuận, uống nước nhớ nguồn. Lễ hội Phủ Dầy được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2013. (Ảnh: Công Luật/ TTXVN)
Hội kéo chữ là một nét đẹp trong Lễ hội Phủ Dầy, phản ánh phong tục tập quán, thể hiện sự đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân, đồng thời giáo dục con cháu truyền thống hiếu thuận, uống nước nhớ nguồn. Lễ hội Phủ Dầy được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2013. (Ảnh: Công Luật/ TTXVN)
Cửu Vị Thần Công (Quần thể di tích Cố đô Huế) được đánh giá là lớn nhất của Việt Nam và là một trong những tác phẩm nghệ thuật bằng đồng có giá trị cao, được công nhận là Bảo vật Quốc gia Việt Nam năm 2012. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Cửu Vị Thần Công (Quần thể di tích Cố đô Huế) được đánh giá là lớn nhất của Việt Nam và là một trong những tác phẩm nghệ thuật bằng đồng có giá trị cao, được công nhận là Bảo vật Quốc gia Việt Nam năm 2012. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Quần thể Danh thắng Tràng An được UNESCO công nhận năm 2014, là Di sản Hỗn hợp duy nhất tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, và là một trong số ít 38 Di sản Hỗn hợp trên Thế giới được UNESCO công nhận. Trong ảnh: Khách quốc tế thích thú khi tham quan các hang động ở Tràng An. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Quần thể Danh thắng Tràng An được UNESCO công nhận năm 2014, là Di sản Hỗn hợp duy nhất tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, và là một trong số ít 38 Di sản Hỗn hợp trên Thế giới được UNESCO công nhận. Trong ảnh: Khách quốc tế thích thú khi tham quan các hang động ở Tràng An. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Đua bò Bảy Núi An Giang là lễ hội đậm nét văn hóa truyền thống gắn với lễ Sene Dolta của đồng bào dân tộc Khmer ở vùng Bảy Núi thuộc 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Năm 2016, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận đua bò Bảy Núi là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. (Ảnh: Công Mạo/TTXVN)
Đua bò Bảy Núi An Giang là lễ hội đậm nét văn hóa truyền thống gắn với lễ Sene Dolta của đồng bào dân tộc Khmer ở vùng Bảy Núi thuộc 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Năm 2016, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận đua bò Bảy Núi là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. (Ảnh: Công Mạo/TTXVN)
Thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2016. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2016. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Năm 2021, Chính phủ đã đồng ý để Bộ VH, TT&DL lập hồ sơ đệ trình UNESCO công nhận nghệ thuật Chèo là Di sản văn hóa thế giới. Trong ảnh: Nghệ sỹ Nhân dân Xuân Hoạch với tiết mục chèo cổ "Quan Âm Thị Kính". (Ảnh: Tuấn Đức/TTXVN)
Năm 2021, Chính phủ đã đồng ý để Bộ VH, TT&DL lập hồ sơ đệ trình UNESCO công nhận nghệ thuật Chèo là Di sản văn hóa thế giới. Trong ảnh: Nghệ sỹ Nhân dân Xuân Hoạch với tiết mục chèo cổ "Quan Âm Thị Kính". (Ảnh: Tuấn Đức/TTXVN)
Năm 2023, Quần thể Vịnh Hạ Long-Quần đảo Cát Bà (thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng) được công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới. Trong ảnh: Vẻ đẹp của Vịnh Lan Hạ (nằm ở phía Đông đảo Cát Bà) nhìn từ trên cao. (Ảnh: Minh Đức/ TTXVN)
Năm 2023, Quần thể Vịnh Hạ Long-Quần đảo Cát Bà (thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng) được công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới. Trong ảnh: Vẻ đẹp của Vịnh Lan Hạ (nằm ở phía Đông đảo Cát Bà) nhìn từ trên cao. (Ảnh: Minh Đức/ TTXVN)
Bà Theresa Mundita Slim, Giám đốc điều hành Trung tâm Đa dạng sinh học ASIAN trao chứng nhận Vườn Di sản ASIAN cho đại diện Ban quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo (2023). (Ảnh: Mạnh Dương/ TTXVN)
Bà Theresa Mundita Slim, Giám đốc điều hành Trung tâm Đa dạng sinh học ASIAN trao chứng nhận Vườn Di sản ASIAN cho đại diện Ban quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo (2023). (Ảnh: Mạnh Dương/ TTXVN)
Nghi lễ nhảy lửa truyền thống của người Pà Thẻn, huyện Lâm Bình (Tuyên Quang) được công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia năm 2023. (Ảnh: Quang Cường/TTXVN)
Nghi lễ nhảy lửa truyền thống của người Pà Thẻn, huyện Lâm Bình (Tuyên Quang) được công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia năm 2023. (Ảnh: Quang Cường/TTXVN)
Việc UNESCO ghi danh Nghệ thuật làm gốm của người Chăm vào danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp năm 2023 là sự khẳng định bản sắc văn hóa Việt Nam trong kho tàng Di sản Văn hóa Thế giới. (Ảnh: TTXVN)
Việc UNESCO ghi danh Nghệ thuật làm gốm của người Chăm vào danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp năm 2023 là sự khẳng định bản sắc văn hóa Việt Nam trong kho tàng Di sản Văn hóa Thế giới. (Ảnh: TTXVN)
Mang nghệ thuật hát Then, đàn Tính xuống phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) trong khuôn khổ Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII (2024). (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Mang nghệ thuật hát Then, đàn Tính xuống phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) trong khuôn khổ Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII (2024). (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Cây trôi 800 năm tuổi ở xã Hương Vĩnh (huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) không chỉ là một di sản thiên nhiên quý giá mà còn là linh hồn, niềm tự hào của bao thế hệ người dân nơi đây. Tháng 9/2024, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam quyết định công nhận cây trôi 800 tuổi là cây Di sản Việt Nam. (Ảnh: Hữu Quyết/TTXVN)
Cây trôi 800 năm tuổi ở xã Hương Vĩnh (huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) không chỉ là một di sản thiên nhiên quý giá mà còn là linh hồn, niềm tự hào của bao thế hệ người dân nơi đây. Tháng 9/2024, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam quyết định công nhận cây trôi 800 tuổi là cây Di sản Việt Nam. (Ảnh: Hữu Quyết/TTXVN)
UNESCO công nhận cố đô Hoa Lư là 1 trong 4 vùng lõi thuộc quần thể Di sản Thiên nhiên Văn hóa Thế giới Tràng An. Trong ảnh: Khách du lịch quốc tế tham quan tại khu di tích Cố đô Hoa Lư. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
UNESCO công nhận cố đô Hoa Lư là 1 trong 4 vùng lõi thuộc quần thể Di sản Thiên nhiên Văn hóa Thế giới Tràng An. Trong ảnh: Khách du lịch quốc tế tham quan tại khu di tích Cố đô Hoa Lư. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Lễ hội Ok Om Bok hay còn gọi là lễ cúng Trăng của đồng bào Khmer Nam Bộ được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trong ảnh: Đại đức Danh Tuấn, Trụ trì chùa Ratana Paphia Vararam (Hậu Giang) thuyết pháp đến Phật tử tại lễ Ok Om Bok. (Ảnh: Hồng Thái/TTXVN)
Lễ hội Ok Om Bok hay còn gọi là lễ cúng Trăng của đồng bào Khmer Nam Bộ được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trong ảnh: Đại đức Danh Tuấn, Trụ trì chùa Ratana Paphia Vararam (Hậu Giang) thuyết pháp đến Phật tử tại lễ Ok Om Bok. (Ảnh: Hồng Thái/TTXVN)
Nghệ thuật hát bài chòi – Di sản văn hóa phi vật thể thế giới, được tổ chức hằng đêm ở Hội An để phục vụ du khách mùa cao điểm. Việc UNESCO ghi danh Nghệ thuật Bài chòi Trung Bộ Việt Nam khẳng định bản sắc văn hóa phong phú của dân tộc Việt Nam, sự gắn kết cộng đồng, đề cao tôn trọng đa dạng văn hóa. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Nghệ thuật hát bài chòi – Di sản văn hóa phi vật thể thế giới, được tổ chức hằng đêm ở Hội An để phục vụ du khách mùa cao điểm. Việc UNESCO ghi danh Nghệ thuật Bài chòi Trung Bộ Việt Nam khẳng định bản sắc văn hóa phong phú của dân tộc Việt Nam, sự gắn kết cộng đồng, đề cao tôn trọng đa dạng văn hóa. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Thành bậc điện Kính Thiên, thời Lê trung hưng là hiện vật gốc, độc bản gắn với di tích điện Kính Thiên - di tích quan trọng đặc biệt của Di sản văn hóa thế giới khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội. (Ảnh: Thanh Tùng/ TTXVN)
Thành bậc điện Kính Thiên, thời Lê trung hưng là hiện vật gốc, độc bản gắn với di tích điện Kính Thiên - di tích quan trọng đặc biệt của Di sản văn hóa thế giới khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội. (Ảnh: Thanh Tùng/ TTXVN)
Dân ca quan họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
Dân ca quan họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
Hát Xoan là di sản thuộc loại hình nghệ thuật trình diễn, một tín ngưỡng bắt nguồn từ việc thực hành thờ cúng tổ tiên của người Việt, được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Trong ảnh: Điệu múa hát Xoan truyền thống do các nghệ nhân tỉnh Phú Thọ trình diễn. (Ảnh: TTXVN)
Hát Xoan là di sản thuộc loại hình nghệ thuật trình diễn, một tín ngưỡng bắt nguồn từ việc thực hành thờ cúng tổ tiên của người Việt, được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Trong ảnh: Điệu múa hát Xoan truyền thống do các nghệ nhân tỉnh Phú Thọ trình diễn. (Ảnh: TTXVN)
Tuổi trẻ huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) tích cực bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc Cor. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Tuổi trẻ huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) tích cực bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc Cor. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Đờn ca tài tử Nam bộ là một dòng nhạc dân tộc của Việt Nam, đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể và là một danh hiệu UNESCO ở Việt Nam có vùng ảnh hưởng lớn với phạm vi 21 tỉnh, thành phía Nam. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Đờn ca tài tử Nam bộ là một dòng nhạc dân tộc của Việt Nam, đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể và là một danh hiệu UNESCO ở Việt Nam có vùng ảnh hưởng lớn với phạm vi 21 tỉnh, thành phía Nam. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Nghệ nhân Nhân dân chèo duy nhất của tỉnh Thái Bình Bùi Văn Ro (bên trái) biểu diễn làn điệu chèo cổ. Đến nay, tỉnh Thái Bình vẫn giữ được nhiều điệu chèo độc đáo, đặc trưng của vùng đồng bằng sông Hồng. (Ảnh: Thế Duyệt/TTXVN)
Nghệ nhân Nhân dân chèo duy nhất của tỉnh Thái Bình Bùi Văn Ro (bên trái) biểu diễn làn điệu chèo cổ. Đến nay, tỉnh Thái Bình vẫn giữ được nhiều điệu chèo độc đáo, đặc trưng của vùng đồng bằng sông Hồng. (Ảnh: Thế Duyệt/TTXVN)
UNESCO công nhận "Nghi lễ và trò chơi kéo co" là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại cho 4 tỉnh, thành phố: Lào Cai, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nội, trong đó có "Kéo co ngồi" đền Trấn Vũ, phường Thạch Bàn (quận Long Biên, Hà Nội). (Ảnh: Nhật Anh/TTXVN)
UNESCO công nhận "Nghi lễ và trò chơi kéo co" là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại cho 4 tỉnh, thành phố: Lào Cai, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nội, trong đó có "Kéo co ngồi" đền Trấn Vũ, phường Thạch Bàn (quận Long Biên, Hà Nội). (Ảnh: Nhật Anh/TTXVN)
Nhã Nhạc cung đình Huế - loại hình âm nhạc mang tính bác học, là biểu tượng của âm nhạc cung đình chính thức được UNESCO ghi tên vào Danh mục Kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại, đồng thời tôn vinh là Di sản Văn hóa Phi vật thể giữa lòng cố đô thanh bình. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Nhã Nhạc cung đình Huế - loại hình âm nhạc mang tính bác học, là biểu tượng của âm nhạc cung đình chính thức được UNESCO ghi tên vào Danh mục Kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại, đồng thời tôn vinh là Di sản Văn hóa Phi vật thể giữa lòng cố đô thanh bình. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29

Di sản văn hóa - nguồn lực quý giá góp phần nâng cao vị thế Việt Nam

Việt Nam có bề dày lịch sử và văn hóa hàng nghìn năm, với hệ thống di sản văn hóa vô cùng đa dạng, độc đáo, giàu giá trị, là nguồn lực quý góp phần nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.