Lam Sơn (Thanh Hóa) lâu nay vẫn được coi là vùng đất địa linh nhân kiệt, ghi dấu chiến công hiển hách của anh hùng Lê Lợi và nghĩa quân trong công cuộc đánh đuổi giặc Minh đầu thế kỷ 15.
Đến với di tích thành cổ Lam Kinh (khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Lam Kinh) cũng là bước vào không gian linh thiêng, thờ phụng. Mảnh đất lịch sử này còn gắn với màu sắc tâm linh, diệu kỳ. Một trong số đó phải kể tới cây Đa-Thị cao lớn, đã hàng trăm năm tuổi tại sân Rồng dẫn vào chính điện.
Những người gắn bó lâu năm với khu di tích kể lại xưa kia, ở đây mọc một cây Thị. Chim chóc đậu trên cành mang về quả Đa, hạt rơi xuống mọc thành cây. Về sau, cây Đa mọc lên xanh tốt, bọc ngoài và chung sống với cây Thị. Từ gốc đến ngọn, cây Đa cao chừng 20 m, gốc cây gần chục người ôm không xuể.
Tiếc thay đến trước 2010, sau hàng trăm năm cùng sinh sống, cây Thị đã già chết khô, chỉ còn lại cây Đa. Tuy nhiên một sự sinh sôi, nảy nở sau đó, mang đến điềm báo tốt đẹp trên mảnh đất thiêng, gợi về một tương lai sáng trong bối cảnh đất nước đang ngày một phát triển.
Kỳ lạ cây ổi 91 tuổi ở Thanh Hóa cứ sờ vào là cười khúc khích
Cây ổi hơn 90 năm tuổi ở Thanh Hóa thu hút du khách thập phương với "năng lực" kỳ lạ: Chỉ cần gãi nhẹ vào gốc hoặc thân cây là tất cả tán lá đều rung lên như đang cười.
Cũng trong khuôn viên di tích còn có những câu chuyện kỳ diệu khác về cây Ổi biết cười, cây Lim tự hiến thân mình để xây điện thờ. Màu sắc tâm linh không chỉ tô thêm phần linh thiêng cho nơi đây, mà còn là yếu tố thú vị, gây tò mò và thu hút ngày càng nhiều du khách đến với lịch sử đầy tự hào của Việt Nam./.