Điều gì có thể xảy ra ở các kỳ World Cup trước nếu VAR được áp dụng?

Sai lầm của các trọng tài luôn là một phần tất yếu trong lịch sử World Cup. Hãy thử xem nếu có VAR thì một số quyết định gây tranh cãi nhất trong lịch sử bóng đá sẽ thế nào.
Điều gì có thể xảy ra ở các kỳ World Cup trước nếu VAR được áp dụng? ảnh 1Maradona và bàn tay của Chúa trong đấu với đội tuyển Anh năm 1986. (Nguồn: AFP)

Công nghệ hỗ trợ trọng tài bằng video (VAR) với 32 máy quay ghi lại hình ảnh từ mọi góc độ đã lần đầu tiên được ứng dụng tại đấu trường World Cup. Nhiều đội bóng đã có được những chiến thắng sít sao nhờ vào công nghệ mới này như Pháp hay Thụy Sĩ.

Tuy nhiên, VAR vẫn gây ra khá nhiều tranh cãi, khi có những ý kiến cho rằng công nghệ này có thể giúp trọng tài đưa ra quyết định công bằng hơn, song nó lại khiến trận đấu bị gián đoạn và làm mất đi những cảm xúc trong bóng đá. Sai lầm của các trọng tài luôn là một phần tất yếu trong lịch sử túc cầu. Hãy thử xem nếu có VAR thì một số quyết định gây tranh cãi nhất trong lịch sử bóng đá sẽ thế nào:

Bàn tay của Chúa

Trận Tứ kết World Cup 1986 giữa Argentina và Anh: Phút thứ 51, Maradona và Valdano đã có một pha phối hợp bật nhả ở trước vòng cấm địa của đội Anh, hậu vệ Steve Hodge cố gắng phá bóng nhưng đưa lại tạo ra một pha bóng bổng trước khung thành đội nhà. Maradona ngay lập tức lao vào và nhảy lên trên cả đôi tay của thủ thành Peter Shilton để đưa bóng vào lưới mở tỷ số cho các cầu thủ Argentina.

[Brazil kiện lên FIFA vì công nghệ VAR không được sử dụng]

Trọng tài người Tunisia Ali Bin Nasser đã công nhận bàn thắng. Sau này Maradona đã nói rằng bàn thắng đó được tạo ra “một ít nhờ cái đầu" của anh và "một ít nhờ bàn tay của Chúa.” Nếu có công nghệ VAR thì Maradona chắc chắn sẽ phải nhận một thẻ vàng và bàn thắng không được công nhận.

Thời khắc điên rồ của Schumacher

Trận bán kết World Cup 1982 giữa Cộng hòa Liên bang Đức và Pháp: Khi trận đấu đang có tỷ số hòa 1-1, phút thứ 57 trung vệ Pháp Patrick Battiston lao vào vòng cấm nhận một đường chuyền của Platini thì thủ môn đội Đức Schumacher cũng rời khung thành và phi cả người vào Battiston. Trung vệ người Pháp đổ gục xuống sân bất tỉnh và phải rời sân trên cáng. Nếu có công nghệ VAR, thủ thành đội Đức chắc chắn sẽ bị phạt thẻ đỏ và Pháp được hưởng một quả phạt đền.

Ngày đen tối năm 2010

Các trận đấu vòng 1/8 giữa Đức gặp Anh và Argentina gặp Mexico: Một ngày đen tối với các trọng tài ở vòng chung kết World Cup trên đất Nam Phi.

Trọng tài người Uruguay Jorge Larrionda đã không công nhận bàn thắng cho đội tuyển Anh sau cú sút trúng xà ngang và đập xuống phía bên trong vạch vôi khung thành của thủ môn Manuel Neuer. Đó có thể là bàn thắng giúp Anh cân bằng tỷ số 2-2 và cục diện trận đấu có thể đã khác chứ không phải là một chiến thắng dễ dàng 4-1 cho các cầu thủ Đức. VAR có thể không tác động đến trường hợp này nhưng công nghệ goal-line, đã được sử dụng từ World Cup 2014, có thể đã công nhận bàn thắng cho đội Anh.

Cũng trong ngày hôm đó, bàn thắng mở tỷ số cho Argentina trong trận gặp Mexico đã được công nhận bất chấp việc tiền đạo Carlos Tevez đã rơi vào thế việt vị khi nhận bóng từ Lionel Messi. Màn hình lớn trên sân sau đó cũng chỉ ra lỗi của trọng tài khi phát lại tình huống quay chậm, song mọi việc đã quá muộn. Với công nghệ VAR, bàn thắng sẽ không được công nhận.

Ba thẻ vàng

Trận đấu vòng bảng World Cup 2006 giữa Croatia và Australia: Hậu vệ Croatia gốc Australia Josip Simunic bị trọng tài người Anh Graham Poll phạt 3 thẻ vàng trong cùng trận đấu mới bị đuổi khỏi sân. Ông Poll sau đó giải thích rằng ông bị nhầm lẫn vì ngữ điệu Australia trong giọng nói của Simunic và ghi vào sổ “Australia#3” ở 1 trong 2 lần đầu tiên rút thẻ phạt hậu vệ này.

Vòng chung kết World Cup đã chấm dứt với trọng tài Poll sau trận đấu vì sai lầm nghiêm trọng đó. Trong trường hợp này công nghệ VAR có thể can thiệp trong trường hợp có nhầm lẫn trong nhận diện, song không rõ liệu nó có thể thay đổi được gì trong một tình huống bất thường này không./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

[Infographics] Những sự kiện bóng đá lớn sau World Cup 2018

Những sự kiện bóng đá lớn sau World Cup 2018

Sau khi World Cup 2018 khép lại, thế giới bóng đá sẽ lại chuẩn bị guồng quay mới với các giải đấu hàng đầu, bao gồm World Cup bóng đá nữ 2019, EURO 2020 và World Cup 2022.
[Infographics] Nhìn lại lịch sử của chiếc Cup vàng World Cup

Nhìn lại lịch sử của chiếc Cup vàng World Cup

Chiếc Cúp vàng World Cup hiện tại được sử dụng từ năm 1974, do Silvio Gazzaniga thiết kế, không được trao vĩnh viễn cho đội bóng nào mà thuộc sở hữu của Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA).