Đức-Ấn cam kết thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược

Đức, Ấn Độ nhất trí sẽ làm sâu sắc quan hệ đối tác chiến lược bằng cách tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực mà hai nước có thế mạnh.
Ngày 11/4, kết thúc cuộc tham vấn liên chính phủ Đức-Ấn Độdiễn ra tại thủ đô Berlin với sự tham dự của Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh và người đồng cấp chủ nhà Angela Merkel, hai bên đã ký sáu bản ghi nhớ hợp tác (MoU).

Theo thỏa thuận trên, Berlin và New Delhi trong thời gian tớisẽ làm sâu sắc mối quan hệ đối tác chiến lược bằng cách tăng cường hợptác trong lĩnh vực giáo dục, năng lượng sạch, các chương trình nghiêncứu và sáng tạo, an toàn sản phẩm, hạ tầng cơ sở.

Đức và Ấn Độ nhất trímỗi nước sẽ đầu tư 3,5 triệu euro trong bốn năm tới vào các chương trìnhnghiên cứu chung trong lĩnh vực giáo dục đại học. Đức sẽ cho Ấn Độ vayưu đãi 1 tỷ euro để thiết lập hành lang năng lượng xanh tại nước này. Haibên cũng nhất trí thành lập một nhóm công tác để triển khai các dự ánhợp tác trong lĩnh vực hạ tầng, nông nghiệp, tiêu chuẩn hóa, an toàn sảnphẩm và an ninh dân sự.

Phát biểu tại cuộc họp báo sau lễký kết, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh nhấn mạnh rằng Đức là một trongnhững đối tác kinh tế quan trọng nhất của Ấn Độ, đồng thời kêu gọi giớidoanh nghiệp Đức tích cực đầu tư vào nền kinh tế đang nổi ở châu Á này.

Thủ tướng Singh cũng cam kết Ấn Độ sẽ nỗ lực để đạt được thỏa thuận vớiLiên minh châu Âu (EU) về khu vực thương mại tự do, vốn được khởi độngtừ năm 2007.

Thủ tướng Singh còn cho biết thêm, trong khuôn khổ cuộc thamvấn liên chính phủ được tổ chức hai năm/lần, Ấn Độ và Đức đã thảo luậnnhiều vấn đề quốc tế nóng bỏng như tình hình Afghanistan, chương trìnhhạt nhân gây tranh cãi của Iran và nỗ lực của hai nước trong việc cải tổHội đồng Bảo an Liên hợp quốc, và đặc biệt là cuộc khủng hoảng nợ công ởchâu Âu.

Theo ông Singh, cuộc khủng hoảng nợ công ở Khu vực đồng tiềnchung châu Âu (Eurozone) đang làm phương hại tới nền kinh tế thế giới vàbày tỏ hy vọng khu vực đồng tiền chung này nhanh chóng thoát khỏi cuộckhủng hoảng hiện nay.

Về phần mình, Thủ tướng Merkel cũngnhấn mạnh rằng mối quan hệ song phương Đức-Ấn Độ, được thiết âập đã hơn60 năm, đang ngày càng trở nên sâu sắc với sự hợp tác chặt chẽ.

Theo bà Merkel, Ấn Độ đã vươn lên trở thành nền kinh tế đang nổi rất mạnh, do đócác doanh nghiệp Đức nên đầu tư mạnh vào quốc gia đông dân nhất ở khuvực Nam Á này, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng. Việchai nước ký kết được bản ghi nhớ hợp tác nói trên là một bước tiến quantrọng giúp hai bên dễ dàng đạt được thỏa thuận hợp tác tương tự.

Tuynhiên, Đức mong muốn Ấn Độ tiếp tục dỡ bỏ các rào cản thương mại trongnhiều lĩnh vực, trong đó các sản phẩm ôtô của Đức vào thị trường Ấn Độphải chịu mức thuế nhập khẩu cao.

Bà Merkel hoan nghênh sáng kiến củaChính phủ Ấn Độ đưa tiếng Đức vào giảng dạy tại 1.000 trường phổ thôngcủa nước này như là ngoại ngữ thứ nhất. Hiện có khoảng 35.000 trẻ emẤn Độ học tiếng Đức như ngoại ngữ thứ nhất, và 6.000 sinh viên Ấn Độđang theo học tại các trường đại học của Đức.

Đức hiện là đốitác kinh tế lớn nhất của Ấn Độ ở châu Âu với kim ngạch thương mại haichiều trong năm 2011 đạt 18,3 tỷ euro (24 tỷ USD)./.

(TTXVN)

Tin cùng chuyên mục

Tàu ngầm INS Arihant. (Nguồn: Hindustan Times)

Ấn Độ hạ thủy tàu ngầm hạt nhân thứ tư

Tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSBN) thứ tư của Ấn Độ, được gọi là S4*, đã được hạ thủy tại Trung tâm Đóng tàu ở Visakhapatnam vào hôm 16/10.