Trong báo cáo gửi tới Hội nghị bộ trưởng các nước thành viên diễn ra ngày 23/7tại Thụy Điển, Ủy ban châu Âu (EC) cho biết Liên minh châu Âu (EU) sẽ hỗ trợ 2,5tỷ euro (3,55 tỷ USD) mỗi năm để giúp những nước nghèo trên thế giới bảo vệ rừngnhiệt đới.
Bảo vệ rừng và tài trợ cho các nước nghèo được coi là chủ đề quan trọng trong Hội nghịbộ trưởng môi trường và năng lượng EU tại khu nghỉ dưỡng trên núi Are (ThụyĐiển).
Hội nghị cũng bàn thảo về việc sử dụng năng lượng hiệu quả và chuẩn bị cho Hộinghị khí hậu toàn cầu sẽ diễn ra tháng 12 tới tại Copenhagen (Đan Mạch).
EC cũng đề xuất lấy một phần trong Quỹ buôn bán khí thải của EU để bảo vệ rừng.Nếu EU lấy 5% giá trị hoạt động buôn bán khí thải của khu vực để đóng góp cho nỗlực chung của thế giới nhằm chống lại nạn chặt phá rừng thì sẽ có 1,5 tỷeuro/năm hiện nay và 2,5 tỷ euro vào năm 2020 để bảo vệ rừng tại các nước nghèo.
EU cũng dự kiến đóng góp khoảng 30 tỷ euro mỗi năm để giúp các nước nghèo tìm racác giải pháp sản xuất nông nghiệp trong tình trạng thiếu nước hoặc kiếm tìmnguồn nước mới. Ngân quỹ này có thể tăng lên 100 tỷ euro/năm vào năm 2020.
Tuy nhiên, cuộc họp đã không nhất trí được về các vấn đề giảm 20% tiêu thụ nănglượng vào năm 2020 và giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính xuống thấp hơn20% so với mức tương ứng năm 1990, do một số nước thành viên cho rằng rất khó cóthể đạt được những mục tiêu này vào năm 2020./.
Bảo vệ rừng và tài trợ cho các nước nghèo được coi là chủ đề quan trọng trong Hội nghịbộ trưởng môi trường và năng lượng EU tại khu nghỉ dưỡng trên núi Are (ThụyĐiển).
Hội nghị cũng bàn thảo về việc sử dụng năng lượng hiệu quả và chuẩn bị cho Hộinghị khí hậu toàn cầu sẽ diễn ra tháng 12 tới tại Copenhagen (Đan Mạch).
EC cũng đề xuất lấy một phần trong Quỹ buôn bán khí thải của EU để bảo vệ rừng.Nếu EU lấy 5% giá trị hoạt động buôn bán khí thải của khu vực để đóng góp cho nỗlực chung của thế giới nhằm chống lại nạn chặt phá rừng thì sẽ có 1,5 tỷeuro/năm hiện nay và 2,5 tỷ euro vào năm 2020 để bảo vệ rừng tại các nước nghèo.
EU cũng dự kiến đóng góp khoảng 30 tỷ euro mỗi năm để giúp các nước nghèo tìm racác giải pháp sản xuất nông nghiệp trong tình trạng thiếu nước hoặc kiếm tìmnguồn nước mới. Ngân quỹ này có thể tăng lên 100 tỷ euro/năm vào năm 2020.
Tuy nhiên, cuộc họp đã không nhất trí được về các vấn đề giảm 20% tiêu thụ nănglượng vào năm 2020 và giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính xuống thấp hơn20% so với mức tương ứng năm 1990, do một số nước thành viên cho rằng rất khó cóthể đạt được những mục tiêu này vào năm 2020./.
(TTXVN/Vietnam+)