Gần 45% người Mỹ phản đối biện pháp quân sự với Triều Tiên

Hơn 44% người Mỹ được khảo sát phản đối chính quyền ông Trump có hành động quân sự chống Triều Tiên, trong khi một tỷ lệ tương tự ủng hộ quan điểm Nhật Bản và Hàn Quốc trang bị vũ khí hạt nhân.
Gần 45% người Mỹ phản đối biện pháp quân sự với Triều Tiên ảnh 1 (Nguồn: Yonhap/TTXVN)

Ngày 28/12, một cuộc thăm dò của Nhật Bản và Mỹ cho thấy khoảng hơn 44% người Mỹ được khảo sát phản đối chính quyền của Tổng thống Donald Trump có hành động quân sự chống Triều Tiên, trong khi một tỷ lệ tương tự ủng hộ quan điểm Nhật Bản và Hàn Quốc trang bị vũ khí hạt nhân.

Cuộc khảo sát do nhóm nghiên cứu Genron NPO của Nhật Bản và Đại học Maryland tiến hành cho thấy 32,5% số người Mỹ trả lời ủng hộ hành động quân sự chống Triều Tiên, tuy nhiên các nỗ lực ngoại giao vẫn được xem là cách hiệu quả nhất nhằm kiềm chế Bình Nhưỡng phát triển chương trình hạt nhân và tên lửa.

Đối với các công dân Nhật Bản, nhiều người phản đối phương án quân sự hoặc việc Nhật Bản và Hàn Quốc trang bị vũ khí hạt nhân. Khoảng hơn 48% người Nhật Bản được khảo sát cho biết họ không ủng hộ Mỹ tiến hành các chiến dịch quân sự, trong khi 20,6% ủng hộ bước đi này.

[Mỹ "thận trọng hơn" khi đề cập tới tập trận liên quan đến Triều Tiên]

Cũng theo khảo sát này, liên quan đến cách xử lý vấn đề Triều Tiên của Tổng thống Mỹ Donald Trump, khoảng 60% người dân hai nước đều cho rằng cách tiếp cận của ông Trump là "không phù hợp."

Cuộc thăm dò dư luận trên được tiến hành trong khoảng hai tuần từ ngày 21/10, có 1.000 câu trả lời hợp lệ từ công dân Nhật Bản và 2.000 từ công dân Mỹ. Tại Nhật Bản, cuộc khảo sát được tiến hành trên cơ sở các phiếu thu thập ý kiến, nhằm vào đối tượng từ 18 tuổi trở lên trên toàn quốc. Trong khi đó, tại Mỹ, cuộc khảo sát được thực hiện qua thư điện tử, điện thoại từ những người được lựa chọn ngẫu nhiên/.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin. (Ảnh: Getty Images/TTXVN)

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin thăm Ukraine

Chuyến thăm của ông Austin diễn ra vào thời điểm Ukraine kêu gọi các đồng minh phương Tây dỡ bỏ các hạn chế đối với việc sử dụng vũ khí tầm xa và xem xét đẩy nhanh quá trình Ukraine gia nhập NATO.