Trang aspistrategist.org.au đưa tin Trung tâm Phân tích Chiến lược và Ngân sách (CSBA) có trụ sở ở Washington mới đây đã đưa ra một đánh giá đáng chú ý về kế hoạch của Hải quân Mỹ đối với các lực lượng trên mặt biển của họ.
Nghiên cứu này là một đóng góp quan trọng cho cuộc tranh luận trong lực lượng hải quân.
Mặc dù chấp nhận nhiều nguyên tắc cơ bản của các đề xuất tái cơ cấu lực lượng Hải quân Mỹ, nghiên cứu trên nêu ra một số thay đổi lớn, một số trong đó có thể liên quan đến các lực lượng hải quân đồng minh đang tìm cách chuyển đổi trong một môi trường công nghệ thay đổi nhanh chóng.
[Mỹ muốn trang bị tên lửa siêu vượt âm cho tàu ngầm]
Một sáng kiến mà nghiên cứu của CSBA hoàn toàn nhất trí và liên quan đến các lực lượng hải quân khác là gia tăng số lượng vũ khí tấn công và chống hạm tầm xa trên biển.
Các tàu hải quân mặt biển cần phải trở nên "lợi hại" hơn và giảm bớt tập trung vào phòng thủ.
Do đó, Hải quân Mỹ có kế hoạch phát triển về cả số lượng tuần dương hạm trên biển lẫn khả năng sát thương tập thể của những tàu chiến này.
Bằng cách bố trí vũ khí tầm xa xung quanh các tàu tuần dương càng nhiều càng tốt, Hải quân Mỹ tìm cách làm phức tạp thêm vấn đề cho các đối thủ.
Câu hỏi hóc búa là số lượng tên lửa đủ khả năng hiện nay không thể được điều động lắp đặt trên các tàu tuần dương, tàu khu trục hoặc tàu khu trục nhỏ vì tất cả các tàu chiến này đều quá đắt để có thể sản xuất đủ số lượng để vượt qua những hạn chế vật lý của vũ khí. Do đó, cần phải có các nhà cung cấp vũ khí thay thế, và chi phí phải rẻ.
Hải quân Mỹ đề xuất các tàu mặt nước không người lái lớn (LUSV), loại tàu tên lửa nổi có hiệu quả, được chế tạo theo tiêu chuẩn đơn giản nhất có thể, có thể hộ tống các đội tàu lớn có khả năng cảm biến, liên lạc và kiểm soát trận chiến để triển khai vũ khí tới bất cứ đâu và bất cứ lúc nào.
Đề xuất tăng khả năng sát thương với mức giá phải chăng này có khả năng là một trong những ý tưởng thú vị nhất trong toàn bộ khái niệm về các hoạt động hàng hải phân tán của Hải quân Mỹ.
Nhưng sự phụ thuộc của nó vào các tàu không người lái - thay vì các tàu có thể chuyển sang chế độ không người lái nếu cần thiết - thực sự hạn chế việc sử dụng các tàu loại mới cho cuộc xung đột cường độ lớn.
Các lực lượng hải quân nhỏ hơn chắc chắn không thể đủ khả năng chuyên môn hóa như vậy - và người ta nghi ngờ rằng Hải quân Mỹ cũng không thể làm được.
Gợi ý quan trọng nhất trong nghiên cứu của CSBA là sử dụng các tàu này trong khi vẫn duy trì tùy chọn vận hành tàu không người lái.
Có hai lợi thế chính để có cái mà các tác giả gọi là tàu hộ tống nhỏ (DDC).
Thứ nhất, trong cuộc xung đột cường độ cao, có khả năng có nhiều tình huống mà khả năng thích ứng và linh hoạt của con người vẫn sẽ rất quan trọng và có lẽ mang tính quyết định.
Thứ hai, như nghiên cứu quan sát, có nhiều cơ cấu về lực lượng hơn là chiến đấu.
Nhiều nhiệm vụ trong tình huống chiến tranh có thể được thực hiện một cách hiệu quả với các tàu lớn như vậy - với trọng tải 2.000 tấn, cả LUSV và DDC đều lớn hơn các tàu tuần dương ngoài khơi mới của Hải quân Hoàng gia Australia.
Hơn nữa, các DDC sẽ ít tốn kém hơn mà vẫn có hiệu quả và phù hợp hơn trong nhiều sứ mệnh an ninh hàng hải so với các tàu chiến mặt nước lớn.
Chẳng hạn, một tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke chưa bao giờ thực sự phù hợp cho các hoạt động như Sáng kiến An ninh Hàng hải châu Đại Dương, theo đó các đơn vị mặt nước của Hải quân Mỹ tiếp đón lực lượng bảo vệ ngư trường ở Trung và Nam Thái Bình Dương.
Các tàu đơn giản, đa năng có khả năng bố trí các tên lửa thẳng đứng và các liên kết dữ liệu cần thiết để cho phép khởi động bên ngoài và điều khiển các vũ khí trên boong tàu, có khả năng triển khai trong nhiều tình huống khác, có sức hút rõ đối với các lực lượng hải quân nhỏ hơn như RAN và Hải quân Hoàng gia đang chịu sức ép gia tăng.
Tuy nhiên, mặc dù nghiên cứu của CSBA đưa ra lý lẽ ủng hộ việc giảm số lượng lớn binh sỹ của Hải quân Mỹ trên mặt nước để cho phép phát triển DDC hơn nữa và thậm chỉ là cả một đội tàu không người lái nhỏ hơn, tùy chọn này không có sẵn đối với các lực lượng hải quân của Australia hoặc Anh, vốn cần tất cả các thân tàu có khả năng cao hơn mà họ được hứa hẹn.
Nhưng nghiên cứu đề xuất một cách để tăng cường sức mạnh tấn công, mà không cần phải chi nhiều tiền cho việc bổ sung các tàu tuần dương hộ tống và có thể sẵn sàng để bố trí lắp đặt các tên lửa.
Thế hệ tàu tuần tra xa bờ tiếp theo có thể trông rất khác với tàu lớp Arafura sắp được đưa vào hoạt động với RAN, hoặc tàu lớp River của Anh.
Cuối cùng, đánh giá của nghiên cứu về việc các tàu hạt nhân có người lái có thể thích hợp hơn các tàu không người lái khẳng định chúng ta cần thận trọng để không bị cuốn theo sự hăng hái quá mức dành cho các tàu không người lái.
Ví dụ, làm thế nào để ngăn một đội tàu không người lái bị kẻ thù chiếm giữ?
Không mất quá nhiều trí tưởng tượng để hình dung một tàu ngầm được chế tạo cho các lực lượng đặc biệt triển khai các nhóm binh sỹ trên các tàu nhỏ để bắt giữ một tàu không người lái.
Nhà văn nổi tiếng với các tác phẩm khoa học viễn tưởng Isaac Asimov đã viết một câu chuyện hồi năm 1958 với tựa đề "Cảm giác sức mạnh," trong đó ông đã đề xuất tái phát kiến số học và toán học tại thời điểm mà loài người đã hoàn toàn đầu hàng trước máy tính trong việc tính toán.
Trong câu chuyện Asimov, trong bối cảnh một cuộc chiến tranh lớn, một cá nhân tìm ra cách cộng, trừ, chia và nhân.
Người này ngay lập tức bị bắt giữ vì ý tưởng về các hệ thống điều hành sẽ là lựa chọn thay thế rẻ hơn và hiệu quả hơn cho các đơn vị được vận hành bằng máy tính.
Kinh hoàng trước khám phá của mình, người anh hùng của "Cảm giác sức mạnh" đã tự vẫn. Nhưng "thần đèn đã ra khỏi chai."
Vấn đề là trí thông minh nhân tạo và điều khiển từ xa, ngay khi chúng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, phải bổ sung chứ không phải thay thế cho việc ra quyết định của con người.
Chiến tranh mạng chỉ làm tăng nhu cầu về những con người thông minh "trong nhóm cố vấn hoạch định chính sách"./.