Hàn Quốc và Mỹ bắt đầu đàm phán về chia sẻ chi phí quân sự

Bộ Ngoại giao Hàn Quốc ngày 8/3 đã xác nhận thông tin Hàn Quốc và Mỹ bắt đầu các cuộc thảo luận về việc chia sẻ chi phí quân sự để duy trì sự hiện diện của 28.500 binh sỹ Mỹ tại nước này.
Hàn Quốc và Mỹ bắt đầu đàm phán về chia sẻ chi phí quân sự ảnh 1Trưởng đoàn đàm phán của Hàn Quốc Chang Won-sam (phải) và Trưởng đoàn đàm phán của Mỹ Timothy Betts (trái) tại cuộc họp ở Honolulu, bang Hawaii, Mỹ. (Nguồn: Yonhap/TTXVN)

Hàn Quốc và Mỹ đã bắt đầu các cuộc thảo luận về việc chia sẻ chi phí quân sự để duy trì sự hiện diện của 28.500 binh sỹ Mỹ tại nước này.

Bộ Ngoại giao Hàn Quốc ngày 8/3 đã xác nhận thông tin trên, đồng thời cho biết cuộc họp đầu tiên giữa đại diện của Hàn Quốc và Mỹ đã diễn ra tại thành phố Honolulu, bang Hawaii, Mỹ, ngày 7/3. Tại cuộc họp này, hai bên đã thảo luận về việc sửa đổi thỏa thuận chia sẻ chi phí quân sự hiện hành. Dự kiến, giới chức Hàn Quốc và Mỹ sẽ tiếp tục làm việc cho đến hết ngày 9/3.

Theo Bộ Ngoại giao Hàn Quốc, trưởng nhóm đàm phán của nước này là nhà ngoại giao kỳ cựu Chang Won-sam, trong khi đó trưởng đoàn đàm phán Mỹ là ông Timothy Betts hiện là tạm quyền Phó Trợ lý phụ trách việc lên kế hoạch, chương trình và hoạt động thuộc Vụ Các vấn đề chính trị-quân sự thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ.

[Hàn-Mỹ ấn định thời điểm khởi động đàm phán chia sẻ chi phí quân sự]

Hàn Quốc đã chia sẻ với Mỹ chi phí duy trì Lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc (USFK) kể từ năm 1991 theo Thỏa thuận Các biện pháp đặc biệt (SMA). Thỏa thuận này, được hai bên ký kết vào năm 2014 và sẽ hết hạn vào năm 2018, quy định mức đóng góp của Hàn Quốc sẽ tăng lên mức 960 tỷ won (887,5 triệu USD) trong năm nay, tăng mạnh so với con số 150 tỷ won vào năm 1991. Hiện Mỹ tiếp tục đề nghị Seoul tăng phần đóng góp của mình.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Noh Kyu-duk cam kết Chính phủ sẽ cố gắng đạt được một thỏa thuận đảm bảo sự hiện diện của binh sỹ Mỹ tại Hàn Quốc mang lại một môi trường ổn định, góp phần tăng cường khả năng quốc phòng chung được Quốc hội và người dân Hàn Quốc chấp nhận vì lợi ích chung của hai nước.

Chia sẻ chi phí quân sự đã trở thành chủ được đặc biệt quan tâm khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố muốn Hàn Quốc chi trả cho việc triển khai Hệ thống Phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD)./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Tàu ngầm INS Arihant. (Nguồn: Hindustan Times)

Ấn Độ hạ thủy tàu ngầm hạt nhân thứ tư

Tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSBN) thứ tư của Ấn Độ, được gọi là S4*, đã được hạ thủy tại Trung tâm Đóng tàu ở Visakhapatnam vào hôm 16/10.