Các hãng hàng không châu Á-Thái Bình Dương đã phải hủy nhiều chuyến bay tới châuÂu trong ba ngày liên tiếp (từ 16-18/4) do hoạt động của núi lửaEyjafjallajokull tại Iceland, khiến doanh thu bị thiệt hại nặng nề.
Hai hãng hàng không hàng đầu Trung Quốc là Air China và China SouthernAirlines đã phải ngừng hầu hết các chuyến bay tới châu Âu, chủ yếu tới các thànhphố Paris của Pháp, Frankfurt - Đức, London - Anh, Mátxcơva của Nga vàAmsterdam, Hà Lan.
Trong khi đó, tại sân bay Hongkong cũng có khoảng 40 chuyến bay bị ảnhhưởng.
Hãng hàng không Qantas Airways của Australia ngày 18/4 thông báo sẽ kéodài lệnh ngừng bay cho tới chiều 20/4 do quan ngại về mức độ an toàn của cácchuyến bay.
Tại sân bay Changi của Singapore, điểm trung chuyển chính của châu Á, gần120 chuyến bay đã bị hủy bỏ, riêng trong ngày 18/4 là 34 chuyến.
Tại Hàn Quốc, hai hãng hàng không Korean Air và Asian Airlines cũng phảihủy 28 chuyến bay giữa hai hãng này.
Do sự cố hủy chuyến bay, các hãng hàng không phải đền bù tiền vé và chitrả cho việc ăn ở của hành khách.
Theo ông Piyasvasti Amranand, Chủ tịch hãng Thai Airways của Thái Lan,hãng này bị thiệt hại khoảng 100 triệu baht - khoảng 3 triệu USD mỗi ngày doviệc hủy các chuyến bay tới chín thành phố châu Âu. Ước tính mỗi ngày hãng nàyhủy khoảng 22 chuyến bay, gây ảnh hưởng tới 6.000 hành khách.
Hiện tại, Thai Airways có khoảng 15.000 hành khách bị kẹt tại Bangkok vànhiều thành phố khác tại châu Âu.
Theo dự báo của các chuyên gia, ảnh hưởng của tro bụi từ núi lửaEyjafjallajokull đối với các hoạt động không lưu còn kéo dài trong ít nhất mộttuần nữa.
Tuy nhiên, kết quả sơ bộ của các chuyến bay thử nghiệm do Hà Lan và Áovừa tiến hành cho thấy ảnh hưởng của tro bụi tới hoạt động của máy bay khôngthực sự nghiêm trọng như giới chuyên môn quan ngại, song điều đó không có nghĩalà các chuyến bay bình thường có thể được nối lại ngay lập tức.
Trước đó, Cơ quan Khí tượng Anh cho rằng bụi tro núi lửa chứa bột đá vàthủy tinh khi lọt vào động cơ máy bay có thể khiến động cơ ngừng hoạt động.Ngoài ra, bụi tro có thể khiến hành khách khó thở và làm hư hại hệ thống điềukhiển điện tử trên máy bay./.
Hai hãng hàng không hàng đầu Trung Quốc là Air China và China SouthernAirlines đã phải ngừng hầu hết các chuyến bay tới châu Âu, chủ yếu tới các thànhphố Paris của Pháp, Frankfurt - Đức, London - Anh, Mátxcơva của Nga vàAmsterdam, Hà Lan.
Trong khi đó, tại sân bay Hongkong cũng có khoảng 40 chuyến bay bị ảnhhưởng.
Hãng hàng không Qantas Airways của Australia ngày 18/4 thông báo sẽ kéodài lệnh ngừng bay cho tới chiều 20/4 do quan ngại về mức độ an toàn của cácchuyến bay.
Tại sân bay Changi của Singapore, điểm trung chuyển chính của châu Á, gần120 chuyến bay đã bị hủy bỏ, riêng trong ngày 18/4 là 34 chuyến.
Tại Hàn Quốc, hai hãng hàng không Korean Air và Asian Airlines cũng phảihủy 28 chuyến bay giữa hai hãng này.
Do sự cố hủy chuyến bay, các hãng hàng không phải đền bù tiền vé và chitrả cho việc ăn ở của hành khách.
Theo ông Piyasvasti Amranand, Chủ tịch hãng Thai Airways của Thái Lan,hãng này bị thiệt hại khoảng 100 triệu baht - khoảng 3 triệu USD mỗi ngày doviệc hủy các chuyến bay tới chín thành phố châu Âu. Ước tính mỗi ngày hãng nàyhủy khoảng 22 chuyến bay, gây ảnh hưởng tới 6.000 hành khách.
Hiện tại, Thai Airways có khoảng 15.000 hành khách bị kẹt tại Bangkok vànhiều thành phố khác tại châu Âu.
Theo dự báo của các chuyên gia, ảnh hưởng của tro bụi từ núi lửaEyjafjallajokull đối với các hoạt động không lưu còn kéo dài trong ít nhất mộttuần nữa.
Tuy nhiên, kết quả sơ bộ của các chuyến bay thử nghiệm do Hà Lan và Áovừa tiến hành cho thấy ảnh hưởng của tro bụi tới hoạt động của máy bay khôngthực sự nghiêm trọng như giới chuyên môn quan ngại, song điều đó không có nghĩalà các chuyến bay bình thường có thể được nối lại ngay lập tức.
Trước đó, Cơ quan Khí tượng Anh cho rằng bụi tro núi lửa chứa bột đá vàthủy tinh khi lọt vào động cơ máy bay có thể khiến động cơ ngừng hoạt động.Ngoài ra, bụi tro có thể khiến hành khách khó thở và làm hư hại hệ thống điềukhiển điện tử trên máy bay./.
(TTXVN/Vietnam+)