Hành trình của “gã quê mùa tài hoa” Lê Minh Sơn

Tối ngày 4/7, khán giả sẽ song hành cùng “gã quê mùa tài hoa” Lê Minh Sơn trong hành trình của Con đường âm nhạc tháng 7.
Nếu Lê Minh Sơn không tự gọi mình như thế, thì với khán giả, anh cũng đã là mộtgã quê mùa tài hoa rồi. Gã tài tới mức, nhạc của gã, lời cứ như từ củ khoai, hạtđất mà lên nhưng lại thấm đẫm, lại da diết và lại có sức mê hoặc tới không ngờ.

Ngày 4/7 này, khán giả sẽ cùng “gã quê mùa tài hoa” hành trình đi đếnâm nhạc trong chương trình Con đường âm nhạc.

Được mệnh danh là một trong những nhạc sĩ mở đầu cho sự phát triển của dòng nhạcdân gian đương đại, Lê Minh Sơn sinh ra trong một gia đình có truyền thống nghệthuật.

Mới 5 tuổi, Lê Minh Sơn đã say mê bập bùng cây đàn guitar và đến năm 8 tuổi thìchính thức “khăn gói” vào Nhạc viện Hà Nội.

Trước khi nổi tiếng với những ca khúc hiện đại mang âm hưởng dân ca, người yêunhạc đã biết đến một solist guitar Lê Minh Sơn với khả năng diễn tấu xuất sắcnhiều thể loại, từ classic đến pop, jazz, đặc biệt là âm nhạc dân gian các nướctheo phong cách flamenco.

Năm 2003 đánh dấu bước ngặt quan trọng trong sự nghiệp của Lê Minh Sơn khi hàngloạt ca khúc mang âm hưởng dân gian của anh được Tùng Dương và Ngọc Khuê thểhiện thành công trong chương trình “Sao Mai Điểm Hẹn” tạo đà cho sự phát triểnmạnh mẽ của dòng nhạc dân gian đương đại.

Khác với những bậc tiền bối, Lê Minh Sơn khai thác chất liệu dân gian theo phongcách mới bằng sự pha trộn khéo léo giữa những tiết tấu đặc trưng của latin,flamenco vào sắc thái của dân ca đồng bằng Bắc Bộ, đặc biệt là những nét mềmmại, lả lơi, trữ tình của chèo.

Người ta yêu mến gọi Lê Minh Sơn là “gã quê mùa viết nhạc” bởi đến với âm nhạccủa anh, người nghe như được trở về với những ký ức ngọt ngào, bình dị chốn thônquê. Nơi đó là giếng nước, bờ ao ("Bên bờ ao nhà mình"), là đêm hội sân đình, làlưng còng dáng mẹ, nơi đó có những xao xuyến của mối tình đầu thơ dại, của nhữngbuổi chiều đi bên em bắt chim sâu ("Ôi quê tôi").

Vẫn là chất dân gian đương đại nhưng đâu đó trong những sáng tác của anh ngườita bắt gặp nỗi cô đơn khắc khoải ("Gió mùa về"), niềm trăn trở trước những tácđộng tiêu cực của nền kinh tế thị trường lên đời sống thôn quê ("À í a").

Cuộc hội ngộ của Lê Minh Sơn với nữ hoàng nhạc nhẹ Thanh Lam đã đánh dấu mộtchặng đường mới trong sự nghiệp của cả hai người. Một Thanh Lam luôn tràn đầynăng lượng kết hợp với một Lê Minh Sơn đang ở vào độ chín của tài năng.

Âm nhạc của Lê Minh Sơn thời kỳ này vẫn giữ được sự tinh tế và khéo léo trongviệc sử dụng những chất liệu dân gian nhưng cảm xúc đã có sự tiết chế, khôngtung tăng bay bổng mà sâu lắng hơn, tinh tế hơn. Đó chính là chất xúc tác mạnhmẽ làm bùng lên nguồn năng lượng của Thanh Lam sau một khoảng lặng dài.

35 tuổi đời, hơn 25 năm gắn bó với âm nhạc, vẫn được coi là một nhạc sĩ trẻnhưng Lê Minh Sơn đã kịp xây dựng cho mình một hành trang âm nhạc dày dặn gồm 11album, 7 liveshow cùng nhiều ca khúc được khán giả cả nước yêu mến. Chừng đó đủđể “Gã quê mùa tài hoa” tự tin bước trên “con đường âm nhạc” của riêng mình.

Con đường âm nhạc tháng Bảy của Lê Minh Sơn có sự góp mặt của những ca sĩ đãtừng góp mặt trên mỗi chặng đường âm nhạc của Lê Minh Sơn như nghệ sĩ ưu túThanh Lam, Trọng Tấn, Tùng Dương, Ngọc Khuê, Khánh Linh..../.

(Báo Tin tức/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục