Ở đâu trên trái đất này có vị lãnh tụ áo nâu quần vải trèo đèo lội suối đi chiến dịch; tự giặt quần áo, vừa đi vừa cầm cây gậy để phơi; vị lãnh tụ tự đánh máy tài liệu, cưỡi ngựa đi chiến dịch, tập thể dục trên rừng Việt Bắc, dạy cán bộ tập võ... Có lẽ mãi mãi về sau, sẽ khó có những hình ảnh nào có thể làm rung động trái tim con người đến vậy. Trong ảnh: Ung dung yên ngựa trên đường suối reo - Bác Hồ trên đường đi công tác ở Việt Bắc năm 1951. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát) Ở chiến khu Việt Bắc, lãnh đạo kháng chiến kiến quốc, nơi ở của Bác Hồ chỉ là một ngôi nhà sàn bé hoặc mái lá đơn sơ. Trong ảnh: Lán Hang Bồng, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, Tuyên Quang, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1952). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát) Ở chiến khu Việt Bắc trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Bác Hồ sống chung với cán bộ, nhân viên, cùng ăn, ở, sinh hoạt và chia sẻ khó khăn với mọi người. Trong ảnh: Bác Hồ trên đường đi công tác ở Việt Bắc (1951). (Ảnh: TTXVN) Bác Hồ chơi bóng chuyền cùng cán bộ Văn phòng Chính phủ tại rừng Khâu Lấu, Tuyên Quang (năm 1948). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát) Ít có vị lãnh tụ nào mà hình ảnh đọng lại trong tâm trí người dân lại gần gũi, bình dị đến thế. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp viết chỉ thị ngay trước lều cỏ trên đường đi Chiến dịch Biên giới năm 1950. (Ảnh: TTXVN) Bác Hồ cuốc đất, trồng rau trong vườn Phủ Chủ tịch (năm 1957). (Ảnh: TTXVN) Bác Hồ luôn chủ động tiếp xúc, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, từ đó đi vào lòng dân bằng trái tim nhân hậu. Trong ảnh: Bác Hồ thăm nông dân hợp tác xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên gặt mùa (1954). (Ảnh: TTXVN) Dù bận trăm công, nghìn việc, hằng ngày, Bác Hồ vẫn dành thời gian tăng gia sản xuất. Ít có vị lãnh tụ nào mà hình ảnh đọng lại trong tâm trí người dân lại gần gũi, bình dị đến thế. (Ảnh: TTXVN) Bác Hồ rất yêu quý trẻ em. Dù bận trăm công, nghìn việc, Bác Hồ vẫn luôn quan tâm đến thiếu niên nhi đồng - thế hệ tương lai của đất nước. Trong ảnh: Nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, tối 31/5/1969, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng thiếu nhi Thủ đô xem biểu diễn văn nghệ chào mừng Bác. (Ảnh: TTXVN) Sự giản dị của Bác hết sức tự nhiên, không siêu thực mà ở ngay trong lòng dân, trong cuộc sống của nhân dân, do đó ai cũng có thể học tập và làm theo đức tính giản dị của Người. Trong ảnh: Ngày 26/1/1964, Bác Hồ về thăm xã Vinh Quang (nay là xã Đào Xá, huyện Thanh Thủy) - nơi trồng cây khá nhất miền Bắc sau 5 năm Người phát động Tết trồng cây. (Ảnh: TTXVN) Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là tấm gương của một vĩ nhân, một lãnh tụ cách mạng vĩ đại, ở Người còn toát lên hình ảnh một con người rất đỗi giản dị, khiêm tốn, gần gũi nhân dân. Trong ảnh: Bác Hồ tiếp và nói chuyện với đoàn đại biểu Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra thăm miền Bắc từ ngày 28/2/1969 đến ngày 20/3/1969 như người Cha gặp các con. (Ảnh: Vũ Tín/TTXVN) Bác Hồ yêu lao động, hết sức giản dị và tiết kiệm. Ít có vị lãnh tụ nào mà hình ảnh đọng lại trong tâm trí người dân lại gần gũi, bình dị đến thế. Trong ảnh: Bác Hồ cùng kéo lưới với bà con ngư dân ở vùng biển Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa (7/1/1960). (Ảnh: Tư liệu TTXVN) Bác Hồ yêu lao động, hết sức giản dị và tiết kiệm. Ít có vị lãnh tụ nào mà hình ảnh đọng lại trong tâm trí người dân lại gần gũi, bình dị đến thế. Trong ảnh: Bác Hồ trồng khóm trúc tại đầu nguồn Pác Bó trong chuyến về thăm Cao Bằng(20/2/1961). (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Hình ảnh giản dị nhưng vô cùng vĩ đại ở Chủ tịch Hồ Chí Minh
Giản dị, thanh bạch là đức tính tự nhiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thể hiện trong lối sống và hành động cụ thể của Người. Càng giản dị ở cương vị cao nhất, Bác Hồ càng vĩ đại.
19/05/2022 11:39