Tại Hội thảo Hợp tác Giáo dục Đại học Việt Mỹ tổ chức tại Thủ đô Washington (Mỹ) ngày 24/4, các đại biểu tham dự đều cho rằng vẫn còn rất nhiều cơ hội để thúc đẩy hơn nữa lĩnh vực hợp tác này, nhờ nhu cầu của cả hai nước cũng như sự cam kết của hai chính phủ.
Hiện nay Việt Nam có gần 16.000 sinh viên đang du học tại Mỹ nhưng con số này còn có thể tăng lên cùng với hứa hẹn về chất lượng của nguồn nhân lực này sẽ được nâng cao trong thời gian tới.
Đại sứ Việt Nam tại Mỹ, ông Nguyễn Quốc Cường cho rằng hợp tác và phát triển giáo dục là ưu tiên hàng đầu của chính phủ trong quan hệ với Mỹ cũng như trong những mục tiêu mà Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ đã và đang thúc đẩy.
Việc chính phủ Việt Nam xác định nguồn kinh phí lên tới 700 triệu USD cho lĩnh vực đào tạo tiếng Anh và một lượng ngân sách tương đương cho đào tạo tiến sỹ trong thời gian tới đây cũng tạo ra một thị trường giáo dục cho nhiều nước, trong đó có Mỹ.
Tiến sỹ Nguyễn Xuân Vang, Cục trưởng Cục Đào tạo với nước ngoài thuộc Bộ Giáo dục Đào tạo khi trả lời phóng viên TTXVN tại Mỹ bên lề cuộc hội thảo cho biết, Mỹ là một trong những địa chỉ ưu tiên hàng đầu của Việt Nam đối với chương trình đào tạo nguồn nhân lực bậc cao có sử dụng ngân sách nhà nước.
"Trong khi có một số quốc gia hỗ trợ tài chính hoàn toàn, nhưng Mỹ vẫn những lĩnh vực mà họ có thế mạnh so với các nước khác như công nghệ sinh học, nông nghiệp, vật lý, toán...," ông nói.
Theo ông Nguyễn Xuân Vang, hiện có 699 sinh viên và cá nhân đang theo học và nghiên cứu tại Mỹ dựa trên nguồn kinh phí của nhà nước thông qua Cục đào tạo với nước ngoài.
Tuy nhiên, ông Vang cũng cho biết, ngoài việc sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách của nhà nước thì Việt Nam cũng trông chờ và đặt ra yêu cầu cùng chia sẻ kinh phí với Mỹ trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho Việt Nam, ít nhất là theo tỷ lệ 1-1.
Đây là một phần trong số gần 2.000 sinh viên và cá nhân du học, nghiên cứu tại Mỹ theo chương trình hợp tác giữa hai chính phủ. Một trong những chương trình hiệu quả nhất, do chính phủ Mỹ tài trợ là chương trình Fullbright với khoảng 400 sinh viên trong thời gian qua.
Tuy nhiên, số sinh viên du học ở Mỹ bằng kinh phí tự túc cũng được đánh giá có một vai trò quan trọng bởi 90% trong số gần 16.000 ngàn sinh viên Việt Nam đang học và nghiên cứu tại Mỹ. Hiện Mỹ đứng thứ hai trong số các quốc gia tiếp nhận sinh viên Việt Nam du học, chỉ sau Australia với gần 20.000 sinh viên.
Đồng thời, các chương trình hợp tác đào tạo giáo dục do các doanh nghiệp Mỹ tài trợ cũng được đánh giá là hoạt động hiệu quả, trong đó có chương trình Liên minh hợp tác giáo dục ngành kỹ thuật (HEEAP) đã lôi kéo được nhiều tổ chức, doanh nghiệp của Việt Nam và Mỹ, trong đó có USAID, Intel, Đại học bang Arizona.
Hội thảo thu hút sự tham dự của gần hai trăm học giả, quan chức và cá nhân quan tâm còn bàn về những thách thức trong đó có rào cản ngôn ngữ cũng như khác biệt văn hóa khiến cho quá trình học tập của sinh viên Việt Nam ở Mỹ bị ảnh hưởng.
Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách vấn đề Quan hệ cộng đồng, đối ngoại khu vực Đông Á Thái Bình dương, bà Susan Stevenson cũng cho rằng khác biệt ngôn ngữ chính là rào cản với việc đưa sinh viên Mỹ sang Việt Nam du học./.
Hiện nay Việt Nam có gần 16.000 sinh viên đang du học tại Mỹ nhưng con số này còn có thể tăng lên cùng với hứa hẹn về chất lượng của nguồn nhân lực này sẽ được nâng cao trong thời gian tới.
Đại sứ Việt Nam tại Mỹ, ông Nguyễn Quốc Cường cho rằng hợp tác và phát triển giáo dục là ưu tiên hàng đầu của chính phủ trong quan hệ với Mỹ cũng như trong những mục tiêu mà Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ đã và đang thúc đẩy.
Việc chính phủ Việt Nam xác định nguồn kinh phí lên tới 700 triệu USD cho lĩnh vực đào tạo tiếng Anh và một lượng ngân sách tương đương cho đào tạo tiến sỹ trong thời gian tới đây cũng tạo ra một thị trường giáo dục cho nhiều nước, trong đó có Mỹ.
Tiến sỹ Nguyễn Xuân Vang, Cục trưởng Cục Đào tạo với nước ngoài thuộc Bộ Giáo dục Đào tạo khi trả lời phóng viên TTXVN tại Mỹ bên lề cuộc hội thảo cho biết, Mỹ là một trong những địa chỉ ưu tiên hàng đầu của Việt Nam đối với chương trình đào tạo nguồn nhân lực bậc cao có sử dụng ngân sách nhà nước.
"Trong khi có một số quốc gia hỗ trợ tài chính hoàn toàn, nhưng Mỹ vẫn những lĩnh vực mà họ có thế mạnh so với các nước khác như công nghệ sinh học, nông nghiệp, vật lý, toán...," ông nói.
Theo ông Nguyễn Xuân Vang, hiện có 699 sinh viên và cá nhân đang theo học và nghiên cứu tại Mỹ dựa trên nguồn kinh phí của nhà nước thông qua Cục đào tạo với nước ngoài.
Tuy nhiên, ông Vang cũng cho biết, ngoài việc sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách của nhà nước thì Việt Nam cũng trông chờ và đặt ra yêu cầu cùng chia sẻ kinh phí với Mỹ trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho Việt Nam, ít nhất là theo tỷ lệ 1-1.
Đây là một phần trong số gần 2.000 sinh viên và cá nhân du học, nghiên cứu tại Mỹ theo chương trình hợp tác giữa hai chính phủ. Một trong những chương trình hiệu quả nhất, do chính phủ Mỹ tài trợ là chương trình Fullbright với khoảng 400 sinh viên trong thời gian qua.
Tuy nhiên, số sinh viên du học ở Mỹ bằng kinh phí tự túc cũng được đánh giá có một vai trò quan trọng bởi 90% trong số gần 16.000 ngàn sinh viên Việt Nam đang học và nghiên cứu tại Mỹ. Hiện Mỹ đứng thứ hai trong số các quốc gia tiếp nhận sinh viên Việt Nam du học, chỉ sau Australia với gần 20.000 sinh viên.
Đồng thời, các chương trình hợp tác đào tạo giáo dục do các doanh nghiệp Mỹ tài trợ cũng được đánh giá là hoạt động hiệu quả, trong đó có chương trình Liên minh hợp tác giáo dục ngành kỹ thuật (HEEAP) đã lôi kéo được nhiều tổ chức, doanh nghiệp của Việt Nam và Mỹ, trong đó có USAID, Intel, Đại học bang Arizona.
Hội thảo thu hút sự tham dự của gần hai trăm học giả, quan chức và cá nhân quan tâm còn bàn về những thách thức trong đó có rào cản ngôn ngữ cũng như khác biệt văn hóa khiến cho quá trình học tập của sinh viên Việt Nam ở Mỹ bị ảnh hưởng.
Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách vấn đề Quan hệ cộng đồng, đối ngoại khu vực Đông Á Thái Bình dương, bà Susan Stevenson cũng cho rằng khác biệt ngôn ngữ chính là rào cản với việc đưa sinh viên Mỹ sang Việt Nam du học./.
Tuấn Đạt/Washington (Vietnam+)