Kết nối thiết bị dùng chip Intel với nền tảng Internet of Things

Nền tảng công nghệ mới theo khái niệm Internet of Things, giúp các công ty đối tác của Intel dễ dàng tạo ra các sản phẩm thông minh có kết nối lẫn nhau.
Kết nối thiết bị dùng chip Intel với nền tảng Internet of Things ảnh 1

Tập đoàn Intel vừa mới công bố nền tảng công nghệ mới theo khái niệm Internet of Things (IoT), giúp các công ty công nghệ đối tác dễ dàng tạo ra các sản phẩm thông minh có kết nối Internet qua sử dụng chip, bảo mật và phần mềm của Intel.

Ông Doug Davis, người phụ trách kinh doanh dự án Internet of Things của Intel, cho biết tại sự kiện ra mắt nền tảng mới tại San Francisco, nền tảng công nghệ mới này giống như một tập hợp các khối xây dựng dựa trên các thành phần và phần mềm của Intel giúp cho các công ty công nghệ đối tác tạo ra các thiết bị kết nối thông minh.

Nền tảng này cũng hướng tới làm cho nó dễ dàng kết nối hơn với các trung tâm dữ liệu để phân tích dữ liệu thu thập được từ các cảm biến thiết bị.

Theo các chuyên gia công nghiệp điện tử tin học và giám đốc điều hành của Intel, sau khi có những chuyển động chậm chạp trong những năm gần đây để thích nghi các chip máy tính cá nhân của mình cho điện thoại thông minh và máy tính bảng, Intel quyết tâm cạnh tranh với các đối thủ khác để dẫn đầu xu hướng điện toán IoT trong tương lai.

Hiện nay, việc phát triển nền tảng công nghệ theo khái niệm IoT, tức tạo ra các bộ vi xử lý, cảm biến kết nối web cho các thiết bị từ dân dụng cho tới công nghiệp đã trở thành một chiến trường mới cho Intel, đối thủ Qualcomm và các công ty công nghệ khác cạnh tranh lẫn nhau.

Dự án Internet of Things của Tập đoàn Intel đã có 530 triệu USD doanh thu trong quý Ba. Mặc dù chỉ chiếm 4% tổng doanh thu của Intel trong quý này, nhưng nó đã tăng trưởng 14%so với năm trước, và nhanh hơn so với mảng kinh doanh PC của hãng.

Ông Davis cho biết các công ty đối tác như Dell, SAP, Tata Consultancy, Accenture đang làm việc với nền tảng mới này.

Internet of Things (IoT) là một khai niệm chỉ việc kết nối các thiết bị dân dụng hoặc công nghiệp có tích hợp các chip cảm biến và vi xử lý để đo dữ liệu hoặc điều khiển thiết bị và được kết nối trong một hệ thống mạng Internet giúp con người có thể dùng các thiết bị điện toán như máy tính hay điện thoại thông minh kiểm soát mọi thứ.

IoT, khái niệm do nhà khoa học Kevin Ashton phát minh vào năm 1999, được coi là xu hướng công nghệ điện toán thế hệ mới kế tiếp xu hướng công nghệ điện toán đám mây đang ngày càng phát triển gần gũi hiện nay.

Hiện ứng dụng dễ nhận thấy nhất của công nghệ IoT là các sản phẩm công nghệ "nhà thông minh" hoặc sắp tới là các thiết bị đeo được thông minh ghi lại thông số về sức khỏe cũng như nhiệt độ bên trong lẫn bên ngoài cơ thể của người dùng và dễ dàng truy cập mạng không dây để biết các thông tin này.
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

iPad mini. (Nguồn: Apple)

iPad mini mới có nhiều tính năng Trí tuệ nhân tạo

Với bộ xử lý trung tâm 6 lõi, A17 Pro sẽ tăng hiệu suất của bộ vi xử lý lên 30% so với các thế hệ iPad mini hiện nay và đóng vai trò trung tâm trong việc chạy Apple Intelligence-phần mềm AI của Apple.

Nguyên mẫu kính Orion. (Nguồn: Meta)

Meta ra mắt kính thực tế tăng cường 'Orion'

Meta đã trình làng Orion, kính thực tế tăng cường (AR) được quảng cáo là tiên tiến nhất thế giới và có trọng lượng dưới 100 gram. Kính trong suốt cho phép người sử dụng nhìn thấy các vật thể ảo.