Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, sáng 2/5, Hội nghị lần thứbảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã khai mạc trọng thể tại Thủđô Hà Nội. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì hội nghị. Tại Hội nghị này, Ban Chấp hành Trung ương xem xét, quyết định, choý kiến về các vấn đề: Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trịtừ Trung ương đến cơ sở; Đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đốivới công tác dân vận; Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; Sơ kết mộtnăm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng;Quy hoạch cán bộ cấp chiến lược; Chủ động ứng phó với biến đổi khíhậu, đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường và một số vấn đềquan trọng khác. Phát biểu khai mạc, Tổng Bí thư NguyễnPhú Trọng gợi mở 6 vấn đề để Trung ương và các đại biểu tham dự hội nghịthảo luận, xem xét, quyết định. [Xem toàn văn bài phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư] Về tiếp tục đổi mới,hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở, Tổng Bí thưNguyễn Phú Trọng đề nghị Hội nghị cần tập trung thảo luận, đánh giátoàn diện các vấn đề liên quan đến việc quán triệt và tổ chức thực hiệncác Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, chỉ ra mặt được và mặt chưađược, phân tích nguyên nhân, đề xuất các quan điểm, chủ trương và biệnpháp khắc phục những hạn chế, yếu kém. Tổng Bí thư lưu ý, cần làmrõ vì sao ở một số nơi vai trò lãnh đạo của cấp ủy và tổ chức đảngchưa được phát huy đầy đủ; hiệu lực, hiệu quả quản lý nhànước chậm được nâng cao; việc đổi mới tổ chức, nội dung, phương thứchoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội chưamạnh, tình trạng "hành chính hóa" chậm được khắc phục? Vì sao cải cáchhành chính chưa đạt được kết quả mong muốn; bộ máy tổ chứcvà tổng biên chế vẫn tiếp tục phình to, nhất là ở cấp tổngcục, các đơn vị trực thuộc bộ và chính quyền cơ sở. Tình trạng"tách ra, nhập vào," "nhập vào, tách ra" vẫn lặp đi lặp lại. Vấn đềbiên chế, phụ cấp cho cán bộ cơ sở vẫn chưa có lời giải... Trên cơ sởđánh giá, phân tích những mặt hạn chế, yếu kém đó, cần có giải pháp đểkhắc phục một cách cơ bản.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc hội nghị. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Về đổi mới, tăng cường sự lãnhđạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới, Tổng Bí thưchỉ rõ bối cảnh, tình hình đã và đang có nhiều thay đổi, bên cạnhmặt thuận lợi cơ bản, cũng xuất hiện không ít khó khăn, thách thứcmới, đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ mới và bản thân công tác dân vận hiệncũng còn những hạn chế, yếu kém. Trong khi đó, cơ chế Đảng lãnh đạo,Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ lại chậm được đổi mới, cụthể hóa. Sự phối hợp giữa các tổ chức trong hệ thống chínhtrị có lúc, có nơi còn thiếu chặt chẽ. Trách nhiệm của cấp ủyvà chính quyền trong công tác dân vận ở nhiều nơi bị xem nhẹ,chỉ dựa chủ yếu vào bộ máy hành chính và biện pháp hànhchính. Một số tổ chức đảng, chính quyền, mặt trận, các đoànthể nhân dân hoạt động kém năng động, hiệu quả, không nắm bắt kịpthời tâm tư, nguyện vọng của nhân dân… Tổng Bí thư nhấn mạnh, cầnnhận rõ những khó khăn, thách thức, thấy hết những hạn chế, yếu kém vànguyên nhân, xác định đúng mục tiêu, yêu cầu, quan điểm, tư tưởngchỉ đạo và nhiệm vụ, giải pháp để đổi mới, tăng cường sựlãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hìnhmới. Vấn đề có ý nghĩa quyết định để tăng cường mối quan hệ máu thịtgiữa Đảng và nhân dân hiện nay vẫn là Đảng phải hết lòng, hết sức chămlo đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; thật sự tôn trọng vàphát huy quyền làm chủ của nhân dân; củng cố, xây dựng tổ chức đảng vàbộ máy chính quyền thật trong sạch, vững mạnh; khắc phục cho được nhữnghiện tượng tiêu cực trong cán bộ, đảng viên, công chức, làm cho Đảngthật sự xứng đáng là người lãnh đạo và người công bộc trung thành củanhân dân. Về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Tổng Bíthư nêu rõ, thời gian qua, cán bộ, đảng viên và đông đảo các tầng lớpnhân dân đã nhiệt liệt hưởng ứng, tích cực tham gia góp ý vào việc sửađổi Hiến pháp. Hoạt động lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiếnpháp đã thực sự là đợt sinh hoạt chính trị dân chủ, sâu rộng trong xãhội. Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã chỉ đạo tập hợp, tổng hợp, phânloại, nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến xác đáng; phân tích, giải trìnhlý do không tiếp thu những ý kiến góp ý chưa phù hợp. Bộ Chính trị cũngđã thảo luận, có ý kiến chỉ đạo định hướng cho việc tiếp thu, giảitrình. Tổng Bí thư đề nghị các đại biểu dự hội nghị bám sát Cương lĩnhcủa Đảng, các Nghị quyết, Kết luận của Hội nghị Trung ương, nhất là Hộinghị Trung ương 2 và 5 về sửa đổi Hiến pháp năm 1992, nghiên cứuthật kỹ, thảo luận thật sâu các nội dung Báo cáo giải trình, tiếp thu vàbản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp mà Ủy ban sửa đổi Hiến pháp trình, đónggóp nhiều ý kiến có chất lượng. Tinh thần chung là phải chân thành lắngnghe ý kiến của nhân dân, tiếp thu tối đa những ý kiến hợp lý; kiên trìnhững vấn đề có tính nguyên tắc, thuộc về bản chất của chế độ chính trịvà Nhà nước ta, tiếp tục khẳng định Nhà nước ta là nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, do ĐảngCộng sản Việt Nam lãnh đạo; tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dânmà nòng cốt là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân vàđội ngũ trí thức; quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công,phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyềnlập pháp, hành pháp, tư pháp; phát triển nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa… Tiếp tục kế thừa những quy định của Hiếnpháp năm 1992 và các bản Hiến pháp trước đây còn phù hợp; chỉ sửa đổi,bổ sung những vấn đề thực sự cần thiết, đã rõ, được thực tiễn kiểmnghiệm và đạt được sự thống nhất cao. Đối với những vấn đề mớihoặc còn nhiều ý kiến khác nhau, Trung ương cần xem xét, trao đổithật kỹ để có phương án tiếp thu, giải trình phù hợp.
Các đại biểu dự khai mạc hội nghị. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Về Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng, Tổng Bí thưchỉ rõ, sau hơn 1 năm thực hiện, cần sơ kết để kịp thời rút kinh nghiệmvà có những nhận định, đánh giá thống nhất, tạo sự đồng thuận cao, làmcơ sở cho việc tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt hơn nữa Nghịquyết này. Trên cơ sở Báo cáo của Bộ Chính trị và bằng thực tiễn của địaphương, đơn vị, Tổng Bí thư đề nghị các đại biểu dự hội nghị thảo luận một cách thẳng thắn vàsâu sắc về vấn đề này. Dù thời gian còn ngắn, nhiều việc mới triển khaihoặc chưa đạt kết quả như mong muốn, chưa đáp ứng được kỳ vọng của cánbộ, đảng viên và nhân dân, nhưng với quyết tâm cao, tinh thần cầu thị,các cấp ủy và tổ chức đảng từ Trung ương đến cơ sở đã triển khai thựchiện Nghị quyết Trung ương 4 một cách nghiêm túc với một khối lượng côngviệc lớn, phức tạp, và đã đạt được những kết quả bước đầu rất quantrọng. Các cấp ủy, tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên đã nhậnthức đầy đủ, sâu sắc hơn về tầm quan trọng của công tác xây dựng Đảngtrong tình hình mới; thấy rõ tính cấp bách và sự cần thiết phải tiếp tụcđổi mới và chỉnh đốn Đảng, làm cho Đảng ngày càng trong sạch, vữngmạnh. Quá trình kiểm điểm, tự phê bình và phê bình đã giúp các cấp ủy,tổ chức đảng và mỗi cán bộ, đảng viên thấy rõ hơn những ưu điểm để pháthuy; những hạn chế, khuyết điểm để kịp thời sửa chữa, khắc phục. Hầu hếtcác cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên đã đề ra chương trìnhhành động và các biện pháp thiết thực để sửa chữa, khắc phục khuyếtđiểm, và trên thực tế đang có nhiều việc làm cụ thể... Các cấp ủy, tổchức đảng có thêm kinh nghiệm trong việc chỉ đạo thực hiện công tác xâydựng Đảng nói chung, trong kiểm điểm, tự phê bình và phê bình nói riêng.Trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức, việc triển khai thực hiệnNghị quyết Trung ương 4 đã góp phần thúc đẩy thực hiện các nhiệm vụphát triển kinh tế - xã hội năm 2012, hoàn thành cơ bản các mục tiêu,nhiệm vụ đề ra, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, bảođảm an sinh xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, giữ vững trật tự antoàn xã hội; chủ động hội nhập, nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam. Đề cập về quy hoạch cán bộ cấp chiến lược, thực hiện Nghị quyết Đại hộiXI của Đảng và Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựngĐảng, Tổng Bí thư cho biết thời gian qua Bộ Chính trị đã sớm chỉ đạo triển khai việc xây dựngĐề án quy hoạch cán bộ cấp chiến lược. Sau khi được Hội nghị Trung ương6 khóa XI thông qua Đề án, Bộ Chính trị đã khẩn trương chuẩn bị đểtrình Hội nghị Trung ương lần này cho ý kiến về dự kiến quy hoạch BanChấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạochủ chốt của Đảng, Nhà nước nhiệm kỳ 2016-2021 và các nhiệm kỳ tiếptheo. Với tinh thần trách nhiệm cao, các Ủy viên Trung ương đã tích cựctham gia phát hiện, giới thiệu nguồn quy hoạch. Tổng hợp kết quả pháthiện, giới thiệu, bước đầu cho thấy nguồn cán bộ khá dồi dào về sốlượng, có đủ 3 độ tuổi cho các chức danh, trong đó có khá nhiều cán bộtrẻ, cán bộ nữ. Tại hội nghị này, Bộ Chính trị đề nghị Ban Chấp hànhTrung ương cho ý kiến về nguyên tắc, tiêu chí, phương pháp lựa chọn nhânsự đưa vào quy hoạch; về số lượng cho mỗi chức danh; về cơ cấu độ tuổi,giới tính, thành phần xuất thân và phương án nhân sự cụ thể đưa vào quyhoạch, sau đó giao cho Bộ Chính trị căn cứ ý kiến của Trung ương cânnhắc, quyết định chính thức. Về ứng phó với biến đổi khíhậu, bảo vệ tài nguyên, môi trường, Tổng Bí thư nêu rõ ứng phó vớibiến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường là một vấn đềcó ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia,dân tộc; đồng thời cũng là thách thức to lớn đối với nhân loại trong thếkỷ XXI. Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhànước ta đã luôn chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo công tác này, coi đây là mộtnhiệm vụ trọng yếu. Trong các văn kiện Đại hội IX, X, XI và nhiều nghịquyết, chỉ thị của Đảng gần đây đã đề cập vấn đề này, nhưng chưa có mộtnghị quyết chuyên đề toàn diện, sâu sắc của Ban Chấp hành Trung ương chocả 3 nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảovệ môi trường. Nhiệm vụ đặt ra tại Hội nghị Trung ương lần này là phảibàn bạc thấu đáo để có những chủ trương, phương hướng đúng đắn, kịp thờichỉ đạo thực hiện có kết quả lĩnh vực này, nhằm quán triệt, cụ thể hóaquan điểm phát triển bền vững của Đại hội XI, thực hiện mục tiêu chiếnlược phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2020 cũng như lâu dài của đấtnước. Trong quá trình này, phải nhìn nhận đầy đủ vai trò, trách nhiệmcủa các tổ chức đảng, cơ quan Nhà nước, cộng đồng các doanh nghiệp, củangười dân và của toàn xã hội. Xem xét toàn diện các vấn đề song phải cótrọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi cụ thể, phù hợp với điều kiệncủa Việt Nam. Tổng Bí thư nhấn mạnh những nội dung trìnhHội nghị Trung ương lần này đều là những vấn đề khó, phức tạp, nhưngrất quan trọng đối với sự phát triển bền vững của đất nước, không chỉtrong nhiệm kỳ này mà cho cả các nhiệm kỳ tiếp theo. Tổng Bí thư NguyễnPhú Trọng đề nghị Trung ương và các đại biểu tham dự hội nghị phát huycao độ tinh thần trách nhiệm, tập trung nghiên cứu, thảo luận kỹ lưỡng,cho ý kiến để hoàn thiện các báo cáo, đề án và xem xét, quyết định vàocuối kỳ họp. Theo chương trình dự kiến, hội nghị làm việc đến ngày 11/5./.
Nguyễn Sự-Hương Thủy (TTXVN)