Khảo sát của Coface: Rủi ro chậm thanh toán gia tăng trong lĩnh vực xây dựng và năng lượng ở Trung Quốc

ĐẶC KHU HÀNH CHÍNH HỒNG KÔNG – Media OutReach – Ngày 26 tháng 5 năm 2021 – Năm 2020, với tốc độ tăng trưởng GDP 2,3%, Trung Quốc là nền kinh tế lớn duy nhất ghi nhận mức tăng trưởng khá. Năm nay, Coface dự báo, ​​GDP năm 2021 của Trung Quốc sẽ đạt mức tăng trưởng […]

ĐẶC KHU HÀNH CHÍNH HỒNG KÔNG – Media OutReach – Ngày 26 tháng 5 năm 2021 – Năm 2020, với tốc độ tăng trưởng GDP 2,3%, Trung Quốc là nền kinh tế lớn duy nhất ghi nhận mức tăng trưởng khá. Năm nay, Coface dự báo, ​​GDP năm 2021 của Trung Quốc sẽ đạt mức tăng trưởng 7,5% . Đây sẽ là tốc độ nhanh nhất kể từ năm 2013 và cao hơn mục tiêu tối thiểu 6% do Chính phủ đặt ra. Trong trạng thái bình thường, tăng trưởng kinh tế cao hơn sẽ dẫn đến ít sự cố chậm trễ thanh toán các hợp đồng hơn, nhưng sự phục hồi không đồng đều giữa các lĩnh vực, ngành khác nhau. Do đó, Khảo sát về Thanh toán doanh nghiệp Trung Quốc năm 2021 của Coface (2021 China Corporate Payment Survey) cho thấy, thời hạn thanh toán trung bình được rút ngắn 11 ngày vào năm 2020, giảm xuống còn 75 ngày..

Khảo sát về Thanh toán doanh nghiệp Trung Quốc năm 2021 được Coface thực hiện từ tháng 2 đến tháng 4 năm nay và đã khảo sát hơn 600 công ty hoạt động trên 13 lĩnh vực lớn ở Trung Quốc đại lục.

Cuối cùng, các công ty cũng được hưởng lợi từ các biện pháp hỗ trợ tài chính và tiền tệ lớn hơn trong năm ngoái, dự kiến ​​sẽ giảm hơn nữa trong năm nay. Coface dự kiến ​​sẽ gia tăng các vụ phá sản và vỡ nợ trái phiếu doanh nghiêp trong năm nay, đặc biệt là trong các lĩnh vực tích lũy rủi ro dòng tiền cao hơn vào năm 2020 trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng chậm lại.

Ông Bernard Aw, Chuyên gia kinh tế về châu Á – Thái Bình Dương của Coface, nhận xét: “Khảo sát về Thanh toán doanh nghiệp Trung Quốc năm 2021 của Coface cho thấy, các công ty Trung Quốc đã thực hiện những bước cần thiết để tăng cường quản lý tín dụng vào năm 2020 do tác động của đại dịch COVID-19. Trong khi diễn biến của đại dịch vẫn rất phức tạp, khó lường và sự phục hồi kinh tế bền vững còn lâu mới được đảm bảo, song các công ty Trung Quốc vẫn lạc quan về triển vọng kinh tế Trung Quốc, với 73% những người được hỏi kỳ vọng tăng trưởng sẽ cải thiện trong năm nay, tăng đáng kể so với mức 44% vào năm 2020. Điều này trùng hợp với nhiều công ty dự đoán hiệu quả bán hàng tốt hơn và dòng tiền được cải thiện trong năm nay”.

Ông Bernard Aw cho biết thêm: “Tuy nhiên, cuộc khảo sát chỉ ra rằng, rủi ro tín dụng đang gia tăng trong các lĩnh vực cụ thể, cần được giám sát chặt chẽ trong những tháng tới. Tỷ lệ các công ty trong lĩnh vực xây dựng và năng lượng báo cáo việc chậm thanh toán quá dài (trên 180 ngày) chiếm tới hơn 10% doanh thu hàng năm đã tăng gấp đôi vào năm 2020 lên hơn 60%. Thực trạng này cho thấy, rủi ro về dòng tiền ngày càng cao ở Trung Quốc đại lục, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng và bất động sản”.

Việc thanh toán tiền: ngành xây dựng ghi nhận tình trạng chậm thanh toán nhiều nhất, với thời gian chậm thanh toán kéo dài nhất

Thời gian chậm thanh toán là khoảng thời gian giữa ngày đến hạn thanh toán và ngày thanh toán thực sự được thực hiện.

Theo khảo sát của Coface, nhìn chung ít công ty bị chậm thanh toán hơn vào năm 2020, với 57% những người được hỏi báo cáo về tình trạng chậm thanh toán quá hạn, giảm từ 66% vào năm 2019. Việc giảm tình trạng chậm thanh toán phản ánh phản ứng chính sách mạnh mẽ của chính phủ nhằm giảm bớt tác động của đại dịch COVID-19 đối với hoạt động kinh doanh, bao gồm cả việc giảm thuế, bảo lãnh khoản vay và miễn lãi suất vốn vay. Theo khảo sát của Coface, các công ty thuộc 11 trong số 13 lĩnh vực báo cáo tình trạng chậm trễ thanh toán đã giảm, bất chấp bối cảnh khó khăn. Trong số đó, lĩnh vực sản xuất đồ gỗ, dược phẩm, giao thông vận tải, công nghệ thông tin và truyền thông có mức giảm mạnh nhất.

Khó khăn về tài chính của khách hàng là nguyên nhân chính dẫn đến việc chậm thanh toán. Việc thiếu các nguồn tài chính là lý do phổ biến thứ hai, tiếp đến là sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Thực tế cho thấy rằng, có nhiều doanh nghiệp không được tiếp cận với sự hỗ trợ của chính phủ.

Giá cả của nhiều nguyên vật liệu đầu vào tăng cao hơn vẫn là mối quan tâm chính

Theo khảo sát của Coface, có tới 70% số người được hỏi kỳ vọng tăng trưởng sẽ cải thiện vào năm 2021, tăng đáng kể so với mức 44% vào năm 2020. Sự lạc quan này đi kèm với tỷ lệ lớn hơn các công ty dự đoán doanh thu và dòng tiền cao hơn trong 12 tháng tới. Do đó, có tới 62% những người được hỏi hy vọng doanh nghiệp của họ sẽ trở lại mức trước khi bùng phát đại dịch COVID-19 trong vòng chưa đầy một năm, trong khi gần 25% ước tính khoảng thời gian này là từ một đến hai năm.

Bất chấp đại dịch COVID-19, có tới 47% những người được hỏi thừa nhận không sử dụng bất kỳ công cụ quản lý tín dụng nào để giảm thiểu rủi ro dòng tiền vào năm 2020, cao hơn so với con số sau 40% vào năm 2019. Đồng thời, tỷ lệ các doanh nghiệp sử dụng bảo hiểm tín dụng tăng từ 17% vào năm 2019 lên 27% vào năm 2020, trong khi những doanh nghiệp sử dụng báo cáo tín dụng là 31% vào năm 2020, tăng đáng kể từ 19%. Cả bao thanh toán và thu nợ cũng đều có mức tăng so với năm trước, lần lượt đạt 10% và 13%.

Các vụ phá sản và vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp dự kiến ​​sẽ tăng trong năm nay

Thoạt nhìn, cuộc khảo sát của Coface có vẻ không thể hiện rõ mối liên hệ giữa rủi ro dòng tiền và các khoản vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp, nhưng sự phân chia theo ngành cho thấy mối liên hệ này được củng cố. Xu hướng vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp của Trung Quốc đã gia tăng kể từ trường hợp đầu tiên vào năm 2014, tăng từ mức dưới 1 tỷ USD vào năm 2015 lên mức kỷ lục 27 tỷ USD vào năm 2020 (theo dữ liệu của Bloomberg).

Trong 4 tháng đầu năm nay, các khoản vỡ nợ trái phiếu đã tăng hơn 70% lên 18 tỷ USD, chủ yếu trong lĩnh vực bất động sản, hàng không và điện tử. Một phần đáng kể các vụ vỡ nợ (37%) có liên quan đến HNA Group, một tập đoàn của Trung Quốc hoạt động trong các ngành khác nhau bao gồm hàng không, bất động sản, dịch vụ tài chính, du lịch và một số lĩnh vực khác. Khảo sát của Coface cho thấy, nhiều lĩnh vực trong số này cũng có rủi ro cao về dòng tiền, với 67% người được hỏi trong lĩnh vực xây dựng báo cáo trên 10% doanh thu hàng năm bị ràng buộc bởi tình trạng chậm thanh toán quá hạn kéo dài, cùng với 29% trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông và 19% trong lĩnh vực giao thông vận tải.

Coface dự báo, tình trạng phá sản và vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp sẽ tăng trong năm nay, nhất là trong những ngành xây dựng, năng lượng và bán lẻ.

Thông tin về Coface:

Với 75 năm kinh nghiệm và mạng lưới quốc tế rộng khắp, Coface dẫn đầu trong lĩnh vực bảo hiểm tín dụng thương mại và các dịch vụ đặc biệt lân cận, bao gồm Bao thanh toán, Thu hồi nợ, Bảo hiểm rủi ro đơn lẻ, Dịch vụ trái phiếu và Thông tin. Các chuyên gia của Coface làm việc theo nhịp điệu của nền kinh tế toàn cầu, giúp khoảng 50.000 khách hàng, tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, xây dựng các doanh nghiệp thành công, phát triển và năng động trên toàn thế giới.

Coface giúp các công ty trong các quyết định tín dụng của họ. Các dịch vụ và giải pháp của Coface tăng cường khả năng bán hàng của họ bằng cách bảo vệ họ trước những rủi ro chậm hoặc không thanh toán tại thị trường nội địa và xuất khẩu. Năm 2020, Coface sử dụng khoảng 4.450 nhân viên và đạt doanh thu 1,45 tỷ euro.

www.coface.com

COFACE SA. có cổ phiếu niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Euronext Paris, Pháp

Mã ISIN Code: FR0010667147 / Mnemonic: COFA

#Coface

Tin cùng chuyên mục