Khi biểu tượng thiêng thời phong kiến là cảm hứng cho mỹ thuật đương đại

Lấy cảm hứng từ các họa tiết trên Cửu Đỉnh thời nhà Nguyễn, nhóm tác giả gồm giảng viên và sinh viên mỹ thuật, các nghệ nhân gốm Bát Tràng và một nhà tạo mẫu thời trang cùng kể câu chuyện di sản Việt.

Khi biểu tượng thiêng thời phong kiến là cảm hứng cho mỹ thuật đương đại

Hơn 130 tác phẩm ở dạng gốm, tranh khắc gỗ và thời trang như áo dài, áo chần bông đã được giới thiệu qua triển lãm Âm vọng, với cảm hứng chung là câu chuyện di sản từ Cửu Đỉnh triều Nguyễn.

Cửu Đỉnh hay 9 đỉnh đồng được coi là biểu tượng quyền uy của chính quyền phong kiến, như câu nói “có được Cửu Đỉnh là có được thiên hạ.” Được lệnh đúc dưới thời vua Minh Mạng, trên mỗi đỉnh đồng có 17 họa tiết về các thực thể trên bầu trời; các sản vật. tài nguyên thiên nhiên trên mặt đất; những sản phẩm của con người như vũ khí, tàu thuyền, phương tiện di chuyển.

Tất cả tạo nên một tổng thể về đất nước, được coi như "cuốn bách khoa toàn thư" về Việt Nam đầu thế kỷ 19.

Phát triển câu chuyện nghệ thuật hiện đại dựa trên vốn văn hóa dồi dào và sẵn có là xu hướng chung của các nghệ sỹ tại Việt Nam hiện nay. Đây là hướng đi vừa bền vững và giàu cảm hứng đối với những người sáng tác, vừa giúp khẳng bản sắc văn hóa Việt trong xu thế phát triển toàn cầu./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu tham dự lễ khánh thành Làng văn hóa Việt–Nhật. (Ảnh: Đức Hạnh/TTXVN)

Khánh thành Làng văn hóa Việt-Nhật tại Long An

Làng văn hóa Việt-Nhật có diện tích gần 7.000m2, nằm trong khu đô thị tích hợp Waterpoint, Long An, là công trình mang tính biểu tượng cho tình hữu nghị giữa Việt Nam và Nhật Bản.