Khi không thể 'zero thuốc lá,' giải pháp nào cho người hút thuốc?

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cứ 4 trong 5 người hút thuốc là thuộc các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, trong đó có Việt Nam, nhưng tỷ lệ bỏ thuốc lá lại rất khiêm tốn.
Khi không thể 'zero thuốc lá,' giải pháp nào cho người hút thuốc? ảnh 1Tỷ lệ bỏ thuốc lá thành công trên toàn cầu vẫn còn rất khiêm tốn.

Theo báo cáo của Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá, trong vòng 5 năm từ 2015-2020, tỷ lệ nam giới trưởng thành hút thuốc giảm 3 điểm phần trăm, từ 45,3% xuống 42,3%.

Tình hình này không chỉ xảy ra tại Việt Nam mà còn ở hầu hết các nước trên thế giới trong nhiều thập kỷ qua. Các chuyên gia cho rằng song song với việc kiên trì các hành động tuyên truyền cai thuốc lá, cần tìm thêm những giải pháp khác thực tiễn hơn.

Ngoài cai thuốc lá, các giải pháp giảm tác hại được nhiều nước trên toàn cầu đẩy nhanh

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cứ 4 trong 5 người hút thuốc là thuộc các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, trong đó có Việt Nam, nhưng tỷ lệ bỏ thuốc lá lại rất khiêm tốn.

Vì vậy, trong chiến lược phòng chống tác hại thuốc lá quốc gia ở nhiều nước, các nhà quản lý, hoạch định chính sách xác định rõ cần có những hướng tiếp cận khác để người hút thuốc đón nhận, chủ động hợp tác.

Hiện nay, chính phủ của nhiều nước tiên tiến trong đó có Mỹ, Anh, Đức, Nhật, New Zealand, Canada... đều công nhận vai trò giảm tác hại của các sản phẩm thay thế thuốc lá điếu, bao gồm thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng, thuốc lá ngậm snus...

Tại thị trường châu Á, ngoài Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc... đã công nhận, gần đầy nhất Thái Lan, một trong những nước có tỷ lệ tiêu thụ thuốc lá điếu cao, cho biết có thể sớm trở thành quốc gia trong khu vực tiếp theo tiến tới hợp pháp hóa chiến lược giảm tác hại thuốc lá bằng những sản phẩm thuốc lá không khói, tương tự như Philippines.

Ông Chaiwut Thanakamanusorn, Bộ trưởng Kinh tế Kỹ thuật số và Xã hội Thái Lan, cho biết Bộ của ông ủng hộ việc sử dụng công nghệ mới và đây là một “lựa chọn an toàn hơn” cho những người không thể cai thuốc lá.

Trong khi đó, sau khi cho phép các sản phẩm thuốc lá làm nóng được chính thức thương mại hóa cách đây 2 năm, hiện Philippines đang tiếp tục chuẩn bị ban hành luật quản lý thuốc lá điện tử và các sản phẩm khác ít độc hại hơn để thay thế thuốc lá điếu thông thường.

Giảm tác hại và cai thuốc lá: Song hành và bổ trợ

Ở góc độ y khoa, các chuyên gia y tế đều khẳng định, bỏ thuốc lá hoàn toàn là tốt nhất. Tuy nhiên, khi mọi nỗ lực thất bại thì giảm tác hại được coi là một giải pháp dung hòa. Dù người hút thuốc lựa chọn giải pháp giảm tác hại nào thì cũng vẫn tốt hơn là lựa chọn tiếp tục hút thuốc lá điếu thông thường.

Một nghiên cứu mới được công bố cách đây vài ngày trên tạp chí Circulation đã báo cáo rằng những người trưởng thành chỉ sử dụng thuốc lá điện tử có nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn 34%.

Ông Alin Popescu, một bác sỹ nổi tiếng người Rumani chuyên về y học thể thao phát biểu trên Tạp chí thể thao và sức khỏe CSID của Romania rằng việc chuyển đổi từ thuốc lá điếu thông thường sang các sản phẩm thay thế không khói giúp loại bỏ nguyên nhân gây hại chính (khói của thuốc lá đốt cháy) và giảm mức độ tiếp xúc của cơ thể với các chất độc hại.

[Cần sớm hoàn thiện chính sách quản lý các loại thuốc lá thế hệ mới]

Các chuyên gia trên toàn cầu hiện vẫn đang tiếp tục nghiên cứu về mức độ giảm nguy cơ từ các sản phẩm thuốc lá không khói so với thuốc lá điếu.

Đến thời điểm này, căn cứ vào kết quả từ nhiều nghiên cứu về hàm lượng các chất gây hại của những sản phẩm thuốc lá không khói thấp hơn so với thuốc lá điếu, dù chưa có dữ liệu dịch tễ học dài hạn (thông thường cần 10-20 năm để hoàn thành), chính phủ của hơn 184 nước trong tổng số 195 quốc gia tham gia Công ước khung về kiểm soát thuốc lá (FCTC) do WHO chủ trì đã công nhận sự hiện diện của những sản phẩm này tại quốc gia của họ như là chính sách bổ trợ kiểm soát thuốc lá của quốc gia./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục