Trước đó, Nguyễn Hữu Kim Sơn đã đoạt huy chương đồng SEA Games ngay trong lần đầu dự giải. (Nguồn: vnexpress.net)
Tiếp tục các nội dung thi đấu tối 25/8, kình ngư 15 tuổi Nguyễn Hữu Kim Sơn đã đoạt huy chương vàng nội dung 400m cá nhân hỗn hợp nam và phá kỷ lục SEA Games.
Dù được dự đoán có thể gây bất ngờ, nhưng việc Kim Sơn cán đích đầu tiên ở nội dung này với thành tích 4'22"12 để phá kỷ lục SEA Games thực sự là một kỳ tích.
Trong khi đó, kình ngư Thái Lan Phiangkhwan Pawapotako đã giành huy chương vàng ở nội dung 200m bơi ếch nữ, đồng thời phá kỷ lục SEA Games với thành tích 2'29''58.
Đây cũng là huy chương vàng đầu tiên của đội tuyển bơi Thái Lan tại SEA Games 29.
Ở nội dung này, "tiểu tiên cá" Nguyễn Thị Ánh Viên của Việt Nam chỉ giành được huy chương bạc khi về nhì với thời gian 2'30''89 và không bảo vệ thành công tấm huy chương vàng giành được cách đây 2 năm tại SEA Games 28.
Huy chương đồng nội dung 200m bơi ếch nữ thuộc về vận động viên người Singapore Samantha Louisa Ginn Yeo với thời gian 2'32''41.
Ngay trước nội dung thi đấu này, nữ kình ngư Ánh Viên của Việt Nam đã thể hiện phong độ tuyệt vời trên "đường đua xanh" khi giành 2 huy chương vàng liên tiếp trong vòng chưa đầy 30 phút ở nội dung bơi 400 mét cá nhân hỗn hợp và 50 mét bơi ngửa của nữ, nâng tổng số huy chương vàng mà cá nhân cô đạt được tính đến thời điểm này tại SEA Games 29 là 7 huy chương vàng./.
Vận động viên Nguyễn Thị Ánh Viên nhận huy chương vàng nội dung 50m bơi ngửa. (Ảnh: Quốc Khánh/TTXVN)
Nguyễn Thị Huyền được kỳ vọng sẽ bảo vệ thành công tấm Huy chương vàng ở nội dung 400m, Nguyễn Thị Ánh Viên được chờ đợi sẽ lấy lại phong độ ở 2 nội dung thế mạnh là 200m hỗn hợp và 800m tự do.
Sau khi dễ dàng về nhất trên đường bơi 200 mét cá nhân hỗn hợp, Ánh Viên lại đoạt thêm huy chương vàng 800m bơi tự do của nữ - nội dung mà cô thi từ buổi sáng.
Trong vòng chưa đầy 30 phút, Nguyễn Thị Ánh Viên đã đoạt liên tiếp 2 huy chương vàng ở nội dung sở trường 400 mét cá nhân bơi hỗn hợp và 50 mét bơi ngửa của nữ.
Đoàn Việt Nam đã trở lại vị trí thứ 3 trên bảng tổng sắp huy chương SEA Games 29 sau khi được trao tấm huy chương Vàng nội dung regu (biểu diễn) môn pencak silat do VĐV Thái Lan dính doping.
4 đối tượng bị lực lượng chức năng Malaysia bắt giữ ngay trước khi diễn ra lễ bế mạc SEA Games 29 đã bị kết tội có quan hệ với nhóm khủng bố Abu Sayyaf.
19 đối tượng, trong đó có 11 người nước ngoài, đã bị cảnh sát Malaysia bắt giữ khi phát hiện chúng lên kế hoạch tấn công lễ bế mạc SEA Games diễn ra tại sân vận động Bukit Jalil hôm 30/8.
SEA Games 29 là một kỳ đại hội khu vực thành công với Thể thao Việt Nam, khi chúng ta vừa hoàn thành chỉ tiêu huy chương, nhưng hành công này không phải là hoàn toàn trọn vẹn.
Malaysia đã bác bỏ những quan ngại về vấn đề trọng tài tại SEA Games 29, khi các vận động viên nước này kết thúc cuộc thi với 145 huy chương vàng vào ngày 30/8, hơn gấp đôi đoàn xếp thứ 2 Thái Lan.
Sau hơn 10 ngày tranh tài, Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 29 (SEA Games 29) đã chính thức khép lại với lễ bế mạc hoành tráng diễn ra vào tối 30/8.
Sau hơn 10 ngày tranh tài, SEA Games 29 đã chính thức khép lại với lễ bế mạc hoành tráng diễn ra vào tối 30/8 tại sân vận động Bukit Jalil ở thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia.
Nguyễn Thị Ánh Viên, Dương Thúy Vy, Lê Tú Chinh, Nguyễn Thị Huyền và Dương Văn Thái chính là ngôi sao sáng nhất mang đến thành công cho đoàn Việt Nam tại SEA Games 29.
Đoàn thể thao Việt Nam đã hoàn thành mục tiêu đề ra khi đứng ở vị trí thứ ba chung cuộc trên bảng tổng sắp huy chương tại SEA Games 29 với 58 huy chương vàng, 50 huy chương bạc và 60 huy chương đồng.
Tổng kết thành tích của đoàn thể thao Việt Nam tại SEA Games 29, Trưởng đoàn thể thao Việt Nam Trần Đức Phấn đánh giá rất cao thành tích số 1 toàn đoàn của đội tuyển điền kinh Việt Nam.
Trong ngày thi đấu 30/8, đoàn thể thao Việt Nam tranh tài ở duy nhất một nội dung - cử tạ hạng cân 85kg nhưng lực sỹ Hoàng Tấn Tài đã không thể mang về thêm một tấm huy chương vàng.
Với 4 bàn thắng, tiền đạo Nguyễn Công Phượng đã giành danh hiệu "Vua phá lưới bóng đá nam" tại SEA Games 29, cùng hai cái tên khác là Thanabalan của nước chủ nhà Malaysia và Aung Thu của U22 Myanmar.
Đoàn thể thao Việt Nam đang xếp thứ 3 trên bảng tổng sắp huy chương SEA Games 29 với 58 huy chương vàng, nhưng chỉ hơn đoàn Singapore đúng 1 huy chương vàng.
Nữ trưởng đoàn xinh đẹp Watanya Wongopasi đã không kìm được những giọt nước mắt hạnh phúc sau khi U22 Thái Lan đánh bại U22 Malaysia 1-0 ở chung kết để giành HCV môn bóng đá nam SEA Games 29.
Lần đầu tiên tham dự SEA Games, võ sỹ pencak silat Phạm Thị Tươi đã giành được huy chương vàng sau chiến thắng 5-0 áp đảo trong trận chung kết hạng cân 45-50kg nữ.
Theo Huấn luyện viên Nguyễn Văn Hùng của đội tuyển pencak silat Việt Nam, mấy năm gần đây, pencak silat Indonesia và Malaysia đã mạnh lên rất nhiều so với Việt Nam.
Thủ thành Nadzli vô tình trở thành tội đồ khiến U22 Malaysia bại trận 0-1 trước U22 Thái Lan, đồng nghĩa với việc "dâng" huy chương vàng môn bóng đá nam SEA Games 29 cho đối thủ ngay trên sân nhà.
Nguyễn Văn Trí đã xuất sắc đánh bại VĐV Muhammad Shakir của Singapore 5-0 ở trận chung kết nội dung đối kháng hạng cân 90kg nam, để mang HCV về cho đội tuyển Pencak Silat tại SEA Games 29.
Vận động viên Nguyễn Duy Tuyến đã xuất sắc đoạt Huy chương Vàng môn Pencak Silat ở nội dung đối kháng hạng 75 kg nam sau khi giành chiến thắng thuyết phục trước vận động viên của Singapore.
Ở chung kết hạng cân 90kg nam, Nguyễn Văn Trí đã giành thắng lợi 5-0 trước võ sỹ Muhammad Shakir của Singapore, qua đó giúp đội tuyển Pencak silat có được 3 huy chương vàng.
Tính đến 16 giờ chiều 29/8, đoàn thể thao Việt Nam đã có được 58 huy chương vàng, 47 huy chương bạc và 54 huy chương đồng, đứng ở vị trí thứ 3 trên bảng tổng sắp huy chương SEA Games 29.
Chín năm trước, khi biết Tú Chinh đến với môn điền kinh vì niềm yêu thích, ông Tiết Nhân cảm thấy thương con gái vì sợ con phải tập luyện vất vả và khắc nghiệt, nhưng ông vẫn luôn bên cạnh ủng hộ con.