Lầu Năm Góc: Tên lửa Trung Quốc bắn tới cả vệ tinh

Chính quyền Mỹ tin rằng vụ phóng tên lửa của Trung Quốc trong tuần này là lần phóng thử đầu tiên của một tên lửa đánh chặn.

Theo một quan chức Lầu Năm Góc ngày 15/5, chính quyền Mỹ tin rằng vụ phóngtên lửa của Trung Quốc trong tuần này là lần phóng thử đầu tiên của một tên lửađánh chặn và tên lửa này có thể được sử dụng để phá hủy vệ tinh trên quỹ đạo.

 

Người phát ngôn Lầu Năm Góc, Trung tá Monica Matoush cho biết Trung Quốcngày 13/5 đã phóng một tên lửa song không có một vật gì được đưa vào quỹ đạo vàvật phóng này đã quay trở lại bầu khí quyển Trái Đất trên Ấn Độ Dương.

 

Bà Matoush nói: "Chúng tôi đã theo dõi nhiều vật thể suốt đường bay, songkhông quan sát thấy có bất kỳ vật thể nào được đưa vào quỹ đạo và cũng không cóvật thể nào liên quan với vụ phóng nêu trên còn lưu lại trên vũ trụ".

 

Theo ông Jonathan McDowell thuộc Trung tâm vật lý thiên vănHarvard-Smithsonian, tên lửa của Trung Quốc đạt độ cao 10.000 km và đây là vụphóng tên lửa "tiểu quỹ đạo" (không bay đủ một vòng quỹ đạo Trái Đất) ở độ caonhất được biết cho tới nay trên thế giới kể từ năm 1976.

 

Trung Quốc cho biết tên lửa này, được phóng từ Trung tâm phóng vệ tinh TâyXương, miền Tây Trung Quốc, là nhằm đưa một thiết bị khoa học để nghiên cứu từquyển Trái Đất. Tuy nhiên, một quan chức quốc phòng Mỹ dẫn nguồn tin tình báocủa nước này cho thấy tên lửa Trung Quốc trong tương lai có thể được sử dụng đểmang một thiết bị chống vệ tinh trên một đường đạn tương tự.

 

Mỹ luôn quan ngại về những phát triển trong khả năng chống vệ tinh củaTrung Quốc sau khi Bắc Kinh hồi năm 2007 bắn một tên lửa vào một trong số các vệtinh đã ngừng hoạt động của nước này trên quỹ đạo, tạo ra một lượng lớn rác trênvũ trụ./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Tàu ngầm INS Arihant. (Nguồn: Hindustan Times)

Ấn Độ hạ thủy tàu ngầm hạt nhân thứ tư

Tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSBN) thứ tư của Ấn Độ, được gọi là S4*, đã được hạ thủy tại Trung tâm Đóng tàu ở Visakhapatnam vào hôm 16/10.