Liên minh cầm quyền tại Đức đứng trước nguy cơ đổ vỡ

Bộ trưởng Nội vụ Đức Horst Seehofer ngày 1/7 đã xin từ chức, trong một diễn biến làm dấy lên hoài nghi về tương lai của liên minh cầm quyền CDU/CSU của Thủ tướng Merkel.
Liên minh cầm quyền tại Đức đứng trước nguy cơ đổ vỡ ảnh 1Thủ tướng Đức Angela Merkel và ông Horst Seehofer. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Ngày 1/7, Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) của Thủ tướng Đức Angela Merkel đang đối mặt với tương lai không chắc chắn khi Chủ tịch đảng Liên minh Xã hội Cơ đốc giáo (CSU), Bộ trưởng Nội vụ Đức Horst Seehofer xin từ chức sau nhiều tuần nỗ lực bất thành trong việc thuyết phục nhà lãnh đạo Đức thay đổi quyết định về chính sách nhập cư.

Trước đó, Bộ trưởng Seehofer đã thông báo ý định từ chức vị trí Bộ trưởng Nội vụ và vị trí Chủ tịch đảng CSU trong một cuộc họp kín với các thành viên trong ban lãnh đạo đảng. Tuy nhiên, chính khách này vẫn chưa chính thức nộp đơn xin từ chức và nhiều thành viên trong ban lãnh đạo đảng CSU đang cố gắng thuyết phục ông thay đổi quyết định.

Động thái trên của ông Seehofer diễn ra trong bối cảnh giữa ông và Thủ tướng Đức Angela Merkel thuộc đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) đã có những bất đồng sâu sắc về chính sách tị nạn.

[Bất đồng về chính sách tị nạn, Bộ trưởng Nội vụ Đức muốn từ chức]

Trong cuộc đàm phán giữa đảng CDU của Thủ tướng Merkel và đảng CSU trong liên minh cầm quyền tại Đức nhằm giải quyết những bất đồng này hôm 18/6, Bộ trưởng Seehofer đã áp đặt thời hạn vào ngày 1/7 để chấp nhận thỏa thuận của Thủ tướng Merkel với các nước thành viên thuộc Liên minh châu Âu (EU) nhằm hạn chế và giảm lượng người nhập cư, hoặc gây sức ép với bà Merkel bằng việc sẽ tiến hành các biện pháp kiểm soát biên giới và không tiếp nhận tại biên giới Đức những người tị nạn đã đăng ký nhập cảnh vào một nước khác trong EU.

Diễn biến trên đã làm dấy lên hoài nghi về tương lai của liên minh cầm quyền CDU/CSU của Thủ tướng Merkel. Nếu như ông Seehofer ra đi, CSU có thể đề cử một nhân vật khác vào vị trí Bộ trưởng Nội vụ nhằm giữ quan hệ liên minh với CDU. Mặt khác, CSU có thể chọn chấm dứt quan hệ đối tác kéo dài nhiều thập kỷ giữa hai đảng, khiến bà Merkel mất đi thế đa số trong Quốc hội, đẩy nước Đức vào cuộc khủng hoảng chính trị chưa từng có.

Để thoát khỏi tình trạng này, Thủ tướng Merkel có thể thành lập chính phủ thiểu số thông qua việc liên minh với đảng Xanh hoặc đảng Tự do Dân chủ, hoặc tiến hành bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Quốc hội và tổ chức bầu cử mới.

Hiện đảng CDU vẫn không hề tỏ ra nhân nhượng trước CSU trong việc lựa chọn ủng hộ giải pháp của EU về giảm số người nhập cư hay tiến hành biện pháp đơn phương. Tổng Thư ký CDU Annegret Kramp-Karrenbauer nêu rõ các lãnh đạo đảng này đều nhất trí ủng hộ chính sách nhân đạo và hiệu quả với các đối tác EU./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.