Thời gian tới, các chủ trại gấu có thể sẽ được phép nhân nuôi sinh sản và giữ các cá thể gấu con trong trang trại của mình.
Đây là nội dung nổi bật trong dự thảo thông tư mới sắp được ban hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc nuôi sinh sản gấu tại các trang trại. Tuy nhiên, quy định này đang vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV).
Dự thảo của Thông tư mới sẽ thay thế Quyết định 95/2008/QĐ-BNN ban hành tháng 8/2008 và nhằm mục đích tăng cường các nỗ lực của Chính phủ trong việc quản lý gấu nuôi nhốt và xóa sổ nạn nuôi nhốt gấu.
Cụ thể, tại điểm b khoản 3 điều 6 quy định “Trường hợp gấu sinh sản tại trại trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày gấu con được sinh ra tại trại, chủ nuôi gấu gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đề nghị theo quy định tại điểm a, khoản 1, điều 5 của Thông tư này tới cơ quan Kiểm lâm sở tại.”
Tại khoản 2, điều 7 Dự thảo cũng quy định “Trường hợp gấu sinh sản tại trại trong thời gian 90 ngày kể từ ngày gấu được sinh ra tại trại, Chi cục Kiểm lâm tổ chức gắn chíp điện tử cho gấu.”
Tuy nhiên, theo ông Trần Việt Hưng, Phó Giám đốc ENV: “Điều khoản trên khiến nhiều chuyên gia lo ngại, đây là một lỗ hổng pháp lý và sẽ dẫn tới tình trạng tăng số lượng gấu trong các trang trại.”
Ông Hưng phân tích: “Nếu cho phép các chủ trại được giữ gấu con trong các trang trại nuôi nhốt sẽ dẫn đến mâu thuẫn trực tiếp với cam kết của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc chấm dứt nạn nuôi nhốt gấu. Mặt khác, quy định trên còn làm ảnh hưởng tiêu cực đến thành tựu của Bộ trong việc giảm bớt số lượng gấu nuôi những năm qua.”
Cũng theo ông Hưng thì việc các chủ trại gấu được phép đăng ký và giữ các cá thể gấu con sinh ra trong môi trường nuôi nhốt, sẽ khiến tệ nạn này ở Việt Nam không được chấm dứt.
“Mặt khác, việc cho phép gấu sinh ra tại các trang trại nuôi nhốt vì mục đích thương mại được gắn chíp và tiếp tục nuôi sẽ dẫn tới số lượng gấu tại các trang trại tăng và tình trạng khai thác, kinh doanh mật gấu tiếp tục gia tăng vì các chủ trại sẽ tìm cách cho gấu sinh sản để tiếp tục cho nguồn cung lấy mật,” ông Hưng cho biết thêm.
Theo ông Hưng, năm 2005, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã khởi xướng chương trình gắn chíp cho gấu nuôi nhốt trên toàn quốc. Theo đó, số lượng các cá thể gấu bị nuôi nhốt tại các trang trại đã giảm từ 4.500 cá thể vào năm 2005 xuống còn khoảng 2.300 cá thể.
“Giờ đây, chúng ta không thể làm ảnh hưởng đến tiến trình hiện tại vốn đang tốt đẹp, mà cần phải tiếp tục tự tin tiến tới với mục tiêu cuối cùng là xóa sổ nạn nuôi nhốt gấu,” ông Hưng nhấn mạnh./
Đây là nội dung nổi bật trong dự thảo thông tư mới sắp được ban hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc nuôi sinh sản gấu tại các trang trại. Tuy nhiên, quy định này đang vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV).
Dự thảo của Thông tư mới sẽ thay thế Quyết định 95/2008/QĐ-BNN ban hành tháng 8/2008 và nhằm mục đích tăng cường các nỗ lực của Chính phủ trong việc quản lý gấu nuôi nhốt và xóa sổ nạn nuôi nhốt gấu.
Cụ thể, tại điểm b khoản 3 điều 6 quy định “Trường hợp gấu sinh sản tại trại trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày gấu con được sinh ra tại trại, chủ nuôi gấu gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đề nghị theo quy định tại điểm a, khoản 1, điều 5 của Thông tư này tới cơ quan Kiểm lâm sở tại.”
Tại khoản 2, điều 7 Dự thảo cũng quy định “Trường hợp gấu sinh sản tại trại trong thời gian 90 ngày kể từ ngày gấu được sinh ra tại trại, Chi cục Kiểm lâm tổ chức gắn chíp điện tử cho gấu.”
Tuy nhiên, theo ông Trần Việt Hưng, Phó Giám đốc ENV: “Điều khoản trên khiến nhiều chuyên gia lo ngại, đây là một lỗ hổng pháp lý và sẽ dẫn tới tình trạng tăng số lượng gấu trong các trang trại.”
Ông Hưng phân tích: “Nếu cho phép các chủ trại được giữ gấu con trong các trang trại nuôi nhốt sẽ dẫn đến mâu thuẫn trực tiếp với cam kết của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc chấm dứt nạn nuôi nhốt gấu. Mặt khác, quy định trên còn làm ảnh hưởng tiêu cực đến thành tựu của Bộ trong việc giảm bớt số lượng gấu nuôi những năm qua.”
Cũng theo ông Hưng thì việc các chủ trại gấu được phép đăng ký và giữ các cá thể gấu con sinh ra trong môi trường nuôi nhốt, sẽ khiến tệ nạn này ở Việt Nam không được chấm dứt.
“Mặt khác, việc cho phép gấu sinh ra tại các trang trại nuôi nhốt vì mục đích thương mại được gắn chíp và tiếp tục nuôi sẽ dẫn tới số lượng gấu tại các trang trại tăng và tình trạng khai thác, kinh doanh mật gấu tiếp tục gia tăng vì các chủ trại sẽ tìm cách cho gấu sinh sản để tiếp tục cho nguồn cung lấy mật,” ông Hưng cho biết thêm.
Theo ông Hưng, năm 2005, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã khởi xướng chương trình gắn chíp cho gấu nuôi nhốt trên toàn quốc. Theo đó, số lượng các cá thể gấu bị nuôi nhốt tại các trang trại đã giảm từ 4.500 cá thể vào năm 2005 xuống còn khoảng 2.300 cá thể.
“Giờ đây, chúng ta không thể làm ảnh hưởng đến tiến trình hiện tại vốn đang tốt đẹp, mà cần phải tiếp tục tự tin tiến tới với mục tiêu cuối cùng là xóa sổ nạn nuôi nhốt gấu,” ông Hưng nhấn mạnh./
Hùng Võ (Vietnam+)