Lý do xung đột Mỹ-Trung có thể nhanh chóng vượt tầm kiểm soát

Giáo sư Mastro cho rằng, Trung Quốc thích leo thang hơn là giảm căng thẳng vì họ hy vọng rằng “leo thang sẽ đảm bảo một cuộc xung đột, muốn chấm dứt nó thì phải tuân theo điều khoản của Trung Quốc."
Lý do xung đột Mỹ-Trung có thể nhanh chóng vượt tầm kiểm soát ảnh 1Binh lính Trung Quốc diễn tập. (Nguồn: SCMP)

Bắt đầu một cuộc chiến dễ dàng hơn là kết thúc nó, vì nhiều quốc gia đã học được cái giá phải trả của một cuộc chiến.

Điều đó đặc biệt đúng với Trung Quốc. Năm 1937, Nhật Bản đã cố gắng chinh phục Trung Quốc. Tám năm sau, khi Nhật Bản đầu hàng, họ vẫn cố gắng làm điều đó. Đến cuối năm 1951, Chiến tranh Triều Tiên đã rơi vào bế tắc và Trung Quốc vẫn chiến đấu với quân đội Liên hợp quốc trong khi các cuộc đàm phán tại Panmunjon kéo dài.

Vậy, nếu một cuộc chiến tranh Mỹ-Trung xảy ra ngày hôm nay, nó sẽ kết thúc như thế nào?

Theo một chuyên gia Trung Quốc, một khi nước này tham chiến, họ có thể không vội kết thúc cuộc xung đột. Ông Oriana Skylar Mastro, giáo sư nghiên cứu an ninh tại trường Đại học Georgetown, mới đây có một bài viết được đăng trên trang blog Lawfare, trong đó lưu ý rằng “nói chung, cách tiếp cận của Trung Quốc đối với chính sách ngoại giao, leo thang và hòa giải đã tạo ra những trở ngại cho việc giải quyết xung đột."

Mastro lập luận rằng các cuộc chiến tranh có nhiều khả năng kết thúc khi xuất hiện ba điều kiện: kẻ thù sẵn sàng đàm phán, họ sẵn sàng giảm leo thang bạo lực để tiến hành đàm phán, và cho phép bên thứ ba làm trung gian hòa giải.

Vấn đề là Đảng Cộng sản Trung Quốc đã không chấp nhận những điều kiện như vậy trong các cuộc xung đột trước đó. Về mặt ngoại giao thời chiến, ông Mast Mastro nói: “Trung Quốc sẵn sàng mở các kênh liên lạc trong giai đoạn đầu của cuộc xung đột chỉ với các bên yếu hơn. Nếu không, Trung Quốc đã cắt đứt liên lạc và trì hoãn đàm phán cho đến khi họ thể hiện đủ sự dẻo dai thông qua chiến đấu."

Trung Quốc cũng thích leo thang hơn là giảm căng thẳng vì họ hy vọng rằng “leo thang sẽ đảm bảo một cuộc xung đột muốn chấm dứt thì phải tuân theo các điều khoản của Trung Quốc."

Và đối với vai trò hòa giải của các bên thứ ba, “bởi vì Trung Quốc đặc biệt khuyến khích họ thay mặt Trung Quốc gây áp lực lên kẻ thù và không đóng vai trò trung gian hòa giải thực sự, việc quốc tế hóa các tranh chấp của Trung Quốc đã không dẫn đến việc giải quyết nhanh chóng."

Trong một bài viết trên Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, ông Mastro giải thích Chiến tranh Triều Tiên đã thể hiện những xu hướng này như thế nào.

Trung Quốc đã từ chối các cuộc đàm phán trong tám tháng đầu của cuộc chiến với hy vọng rằng quân đội của họ có thể đẩy lùi các lực lượng Liên Hợp Quốc và giành chiến thắng trong cuộc chiến.

Sự can thiệp mạnh mẽ của các lực lượng Trung Quốc phản ánh niềm tin rằng sự leo thang sớm và nhanh chóng sẽ thuyết phục Mỹ rằng việc cứu Hàn Quốc sẽ quá tốn kém, trong khi họ cũng hy vọng rằng dư luận toàn cầu và các đồng minh châu Âu của Mỹ sẽ buộc Mỹ rời khỏi Hàn Quốc.

Với lịch sử đó, ông Mastro tin rằng Bắc Kinh có thể bị cám dỗ để lựa chọn cách leo thang nhanh chóng và nặng nề của một cuộc xung đột khu vực để giành chiến thắng trong cuộc chiến trước khi Mỹ có thể can thiệp.

Ông Mastro nói với tờ National Interest: “Đây không phải là vấn đề khi Trung Quốc đã đạt được lợi thế đàm phán. Họ có thể đến bàn đàm phán mà không phải ở vị thế yếu giống như trước đó. Họ có thể không đạt được một thỏa thuận cho đến khi họ ở một vị trí thuận lợi, nhưng họ sẽ đàm phán trước đó nếu họ nghĩ rằng họ có thể vận dụng chiến lược ngoại giao mà không làm tổn thương đến các nỗ lực chiến tranh của họ."

Tuy nhiên, ông Mastro thận trọng chỉ ra rằng “Trung Quốc không phải là quốc gia giống như trước kia khi họ tham gia các cuộc chiến."

Quân đội của Trung Quốc mạnh hơn các nước láng giềng, nền kinh tế của nước này hội nhập vào thị trường toàn cầu và Đảng Cộng sản ít kiểm soát dư luận hơn so với thời kỳ Mao Trạch Đông hay Đặng Tiểu Bình.

Thật vậy, dư luận Trung Quốc ngày càng có xu hướng dân tộc hóa sẽ khiến nước này khó có thể lùi bước. Bởi vì Trung Quốc ngày nay mạnh hơn, nên họ có thể sẵn sàng đàm phán để chấm dứt một cuộc xung đột trong giai đoạn đầu (mặc dù ông Mastro lưu ý rằng trường hợp này không xảy ra trong cuộc chiến tranh Trung-Nhật, nơi các cường quốc bình đẳng hơn).

Lý do xung đột Mỹ-Trung có thể nhanh chóng vượt tầm kiểm soát ảnh 2Quân đội Trung Quốc. (Nguồn: THX/TTXVN)

Tuy nhiên, “tin xấu là một sự cởi mở hơn đối với ngoại giao thời chiến không nhất thiết có nghĩa là Trung Quốc phải quan tâm đến việc giải quyết các tranh chấp một cách nhanh chóng và công bằng. Bắc Kinh có thể chỉ muốn mở một kênh liên lạc để cho phép đối thủ của mình đầu hàng hoàn toàn với các yêu cầu của họ."

Ông Mastro đề nghị Mỹ nên công khai thể hiện sẵn sàng đàm phán trong thời chiến, và có thể làm trung gian hòa giải nếu cuộc xung đột không liên quan đến Mỹ.

Quân đội và Bộ Ngoại giao Mỹ nên đưa ra một chiến lược chính trị-quân sự chung “mà tận dụng chiến thắng quân sự ở mức độ lớn nhất có thể và giảm chi phí cho thất bại trong hoạt động."

[Hình ảnh Trung Quốc duyệt binh kỷ niệm 70 năm Quốc khánh]

Mỹ cũng nên cố gắng tranh thủ sự hỗ trợ của các đồng minh của Trung Quốc như Nga, Pakistan và Campuchia.

Cuối cùng, chúng ta không thể thực sự biết Trung Quốc ngày hôm nay sẽ kết thúc một cuộc chiến như thế nào cho đến khi họ tham chiến.

Tuy nhiên, ông Mastro đã vẽ một bức tranh về một quốc gia đủ tự tin vào sức mạnh của mình và nước này sẽ chỉ kiến tạo hòa bình theo các điều khoản của riêng họ./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Tàu ngầm INS Arihant. (Nguồn: Hindustan Times)

Ấn Độ hạ thủy tàu ngầm hạt nhân thứ tư

Tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSBN) thứ tư của Ấn Độ, được gọi là S4*, đã được hạ thủy tại Trung tâm Đóng tàu ở Visakhapatnam vào hôm 16/10.