Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Malaysia G. Palanivel cho biết khó có thểtìm kiếm giải pháp lâu dài cho vấn đề khói bụi bởi Indonesia từ chối đưa vấn đềnày lên Ban Thư ký ASEAN.
Phát biểu với báo giới tại Kuala Lumpur ngày 29/8, Bộ trưởng G. Palanivel nóirằng Indonesia muốn giải quyết vấn đề khói bụi chỉ với Malaysia và Singapore vàvấn đề này cũng sẽ được thảo luận trong kỳ họp Quốc hội sắp tới của Indonesia dựkiến vào tháng 12 hoặc đầu năm 2014.
Ngày 28/8, khói mù đã bao phủ bang Penang của Malaysia với chỉ số ô nhiễm khôngkhí (API) không có lợi cho sức khỏe ở mức 103 tại Seberang Jaya lúc 5 giờ chiều.
Bộ trưởng Palanivel cho biết chính phủ Malaysia đã đề nghị cho Indonesia mượnmáy bay tạo mưa nhân tạo như là giải pháp trong ngắn hạn, nhưng Indonesia chỉ cóthể quyết định vấn đề này sau kỳ họp Quốc hội.
Tình trạng khói mù gây ô nhiễm không khí năm nào cũng xảy ra nhất làvào những tháng mùa Hè khô nóng, khi khói từ các đám cháy rừng và đámcháy do người dân trên đảo Sumatra của Indonesia đốt cây lấy đất làmnương rẫy, lan qua Eo biển Malacca vào Malaysia và Singapore.
Trường hợp khói mù tồi tệ nhất của Malaysia là vào năm 1997 khi API ở bangSarawak tăng vọt tới 839, cao hơn mức độ nguy hiểm là 539, khiến chính phủphải ban hành tình trạng khẩn cấp 10 ngày.
Năm 2005, Chính phủ Malaysia cũng đã phải ban bố tình trạng khẩn cấpkhi chỉ số API vượt quá mức 500 tại Kuala Selangor và cảng Klang.
Tình trạng khói mù nghiêm trọng nhất, với mức ô nhiễm không khí kỷ lục năm1997-1998, đã khiến khu vực Đông Nam Á bị thiệt hại 9 tỷ USD, do hoạt động củangành hàng không, và các lĩnh vực kinh doanh khác bị gián đoạn./.
Phát biểu với báo giới tại Kuala Lumpur ngày 29/8, Bộ trưởng G. Palanivel nóirằng Indonesia muốn giải quyết vấn đề khói bụi chỉ với Malaysia và Singapore vàvấn đề này cũng sẽ được thảo luận trong kỳ họp Quốc hội sắp tới của Indonesia dựkiến vào tháng 12 hoặc đầu năm 2014.
Ngày 28/8, khói mù đã bao phủ bang Penang của Malaysia với chỉ số ô nhiễm khôngkhí (API) không có lợi cho sức khỏe ở mức 103 tại Seberang Jaya lúc 5 giờ chiều.
Bộ trưởng Palanivel cho biết chính phủ Malaysia đã đề nghị cho Indonesia mượnmáy bay tạo mưa nhân tạo như là giải pháp trong ngắn hạn, nhưng Indonesia chỉ cóthể quyết định vấn đề này sau kỳ họp Quốc hội.
Tình trạng khói mù gây ô nhiễm không khí năm nào cũng xảy ra nhất làvào những tháng mùa Hè khô nóng, khi khói từ các đám cháy rừng và đámcháy do người dân trên đảo Sumatra của Indonesia đốt cây lấy đất làmnương rẫy, lan qua Eo biển Malacca vào Malaysia và Singapore.
Trường hợp khói mù tồi tệ nhất của Malaysia là vào năm 1997 khi API ở bangSarawak tăng vọt tới 839, cao hơn mức độ nguy hiểm là 539, khiến chính phủphải ban hành tình trạng khẩn cấp 10 ngày.
Năm 2005, Chính phủ Malaysia cũng đã phải ban bố tình trạng khẩn cấpkhi chỉ số API vượt quá mức 500 tại Kuala Selangor và cảng Klang.
Tình trạng khói mù nghiêm trọng nhất, với mức ô nhiễm không khí kỷ lục năm1997-1998, đã khiến khu vực Đông Nam Á bị thiệt hại 9 tỷ USD, do hoạt động củangành hàng không, và các lĩnh vực kinh doanh khác bị gián đoạn./.
Kim Dung/Kuala Lumpur (Vietnam+)