Màn rước sinh thực khí nổi tiếng trong hội Ná Nhèm của người Tày

Nổi tiếng bởi màn rước sinh thực khí, hội Ná Nhèm là một nghi thức độc đáo nhằm cầu may mắn, bình an của bà con dân tộc Tày Làng Mỏ, xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn.

Nổi tiếng bởi màn rước sinh thực khí, hội Ná Nhèm là một nghi thức độc đáo nhằm cầu may mắn, bình an của bà con dân tộc Tày Làng Mỏ, xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn.

Hằng năm vào ngày rằm tháng Giêng, người dân Làng Mỏ lại nô nức kéo về đình làng mở hội và tiến hành các nghi thức, nghi lễ thờ cúng Thành Hoàng, đức thánh Cao Sơn Quý Minh, đức vua Miêu Tĩnh và đức vua Cao Quyết.

Đi đầu là đám rước long ngai và bài vị của đức vua Cao Quyết từ đình Làng Mỏ đến miếu Xa Vùn, tiếp đó là đoàn rước do bốn nhân vật gồm một Chánh tướng và ba phó tướng dẫn đầu.

Người dân Làng Mỏ rước bài vị, long ngai của vua Cao Quyết từ đình làng ra miếu Xa Vùn.
Long ngai của vua được rước ra khỏi đình trong không khí rất trang nghiêm.
Trai tráng trong bản khi tham gia đoàn rước hội Ná Nhèm hầu hết đều phải bôi nhọ mặt bằng tro đốt từ rơm rạ.
Bốn người đàn ông được chọn làm chánh, phó tướng chuẩn bị trang phục ở một cánh đồng cách xa nơi đang mở hội.
4 người được chọn này bắt buộc phải hội đủ tiêu chuẩn như nhà không có tang, hiểu lễ nghĩa…
và phải kiêng khem 2 tuần trước và sau ngày hội.
Đoàn rước thứ hai của hội Ná Nhèm bắt đầu khi những linh vật cung tiến lên các vị thần làng Mỏ.
Tàng thinh và mặt nguyệt là hai linh vật nổi bật trong đoàn rước hội Ná Nhèm.
Những người phụ nữ múa hát trước đoàn rước cây khoai sọ, một trong những linh vật cung tiến lên các vị thần.
Thỉnh thoảng các trai đinh trong đoàn rước dừng lại rồi dàn quân đánh trận giả.
Người Tày làng Mỏ vui vẻ tham gia ngày hội lớn nhất trong năm.
Khi lễ vật được đưa hết vào sân miếu Xa Vùn, người dân sẽ làm lễ dâng lên các vị thần cầu cho một năm mới an lành.

Sau cùng là Lễ rước những linh vật cung tiến của dân làng dâng lên các vị thần gồm: cây thiên tuế, cây khoai sọ, câu lúa… cùng với tàng thinh (sinh thực khí nam) và mặt nguyệt (sinh thực khí nữ), thể hiện sự sinh sôi nảy nở của đất trời, khi hai linh vật giao hòa sẽ tạo sự an bình trong cuộc sống.

Phần rước độc đáo của Làng Mỏ thường kết thúc vào giữa trưa khi các lễ vật được đưa hẳn vào sân miếu và dâng lên các vị thần.

Vào buổi chiều, hàng loạt các hoạt động văn hóa, trò chơi, trò diễn vui nhộn, thu hút đông đảo khách thập phương tham gia.

Ná Nhèm trong tiếng Tày nghĩa là “mặt nhọ” và lễ hội gắn với một truyền thuyết chống giặc giữ làng nên phần lớn trai tráng trong làng khi tham gia lễ hội đều phải bôi nhọ lên mặt thể hiện hình dạng bọn giặc xưa kia đến cướp phá dân làng.

Họ tin rằng làm như vậy sẽ đánh lạc hướng hồn ma của chúng để không thể đến quấy nhiễu nữa./.

(Báo ảnh Việt Nam/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục