Qua hai thập kỷ, thị trường đã huy động trên 2 triệu tỷ đồng, cung cấp vốn đầu tư phát triển doanh nghiệp nói riêng và đất nước nói chung. Cả nước có khoảng 4.000 doanh nghiệp đã thực hiện bán đấu giá cổ phần ra công chúng thông qua thị trường chứng khoán.
Chỉ số VN-Index có lúc đã sụt điểm tới 5,47% (ngày 24/6) và giảm sâu nhất 3% (ngày 9/11). Song sau đó, nhờ nền tảng thị trường vẫn tốt nên VN-Index đã có sự hồi phục.
VNX-Allshare ra đời, được các nhà đầu tư trong và ngoài nước đánh giá cao, bởi từ trước đến nay hai sở giao dịch chứng khoán tại Việt Nam vận hành những bộ chỉ số độc lập.
Mặc dù khối lượng cổ phần bán được không đạt như kỳ vọng, nhưng mức giá bán 144.000 đồng/cổ phiếu đã cao hơn 7,7% giá đóng cửa (của ngày chào bán), đây được xem như một thương vụ tiêu biểu của năm 2016 (giá trị giao dịch lớn nhất khu vực Đông Nam Á trong năm).
Sau Vinamilk, các tập đoàn tổng công ty nhà nước như Sabeco, Habeco, Vinatex… tiếp tục thoái vốn công khai minh bạch, hiệu quả trên thị trường chứng khoán.
Thành lập từ năm 2011 với số vốn điều lệ khoảng 1,5 tỷ đồng, sau 5 năm, vốn điều lệ của ROS đã tăng lên mức 4.300 tỷ đồng. Kể từ khi niêm yết, cổ phiếu ROS đã tăng từ mức 12.600 đồng/CP ngày 1/9 lên mức 126.000 đồng/CP vào ngày 25/11 - gấp 10 lần chỉ trong vòng 3 tháng lên sàn, đưa cổ phiếu này vào TOP 10 cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam.
Trước đó ngày 20/6, HNX đã ra quyết định buộc 31 triệu cổ phiếu MTM phải tạm ngừng giao dịch tại sàn UpCoM với lý do để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư. Thời điểm đó, cổ phiếu MTM chỉ còn 2.600 đồng/cổ phần và mất đến 80% giá trị so với lúc lên sàn.
Thị trường chứng khoán Việt Nam lần đầu tiên được chứng kiến một dạng rủi ro mới, khả năng lừa đảo là có chủ đích (một doanh nghiệp không còn hoạt động, tài sản không có thật lại lên lên sàn chứng khoán giao dịch, lợi dụng những quy định thông thoáng nhằm trục lợi).
Một thành công khác, kỳ hạn huy động trái phiếu Chính phủ trên thị trường sơ cấp liên tiếp được kéo dài, kỳ hạn vay bình quân đạt 8,27 năm, nâng kỳ hạn bình quân của cả danh mục trái phiếu Chính phủ đạt 5,63 năm. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với việc tái cơ cấu kỳ hạn nợ của Chính phủ theo hướng kéo dài thời gian trả nợ, giảm bớt áp lực lên “đỉnh” nợ ngắn hạn và chi phí huy động vốn.
Trên thị trường trái phiếu thứ cấp, tổng lượng giao dịch trái phiếu Chính phủ đạt con số kỷ lục 1,5 triệu tỷ đồng, giá trị bình quân đạt 6.200 tỷ đồng/phiên.
Điểm mắc trong triển khai Nghị định nới room nằm ở Luật Đầu tư, khi quy định các doanh nghiệp có sở hữu trên 51% vốn ngoại sẽ được “đối xử” như nhà đầu tư nước ngoài.
Các doanh nghiệp niêm yết sẽ phải cân nhắc việc nới room và những quy định tại Luật Đầu tư, vì quy định hiện hành trên thị trường chứng khoán cho phép khối ngoại mua đến 49% vốn của doanh nghiệp.