Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta cùngcác đối tác đồng cấp nước chủ nhà là Ngoại trưởng Bob Carr và Bộ trưởng Quốcphòng Stephen Smith tham dự AUSMIN năm nay.
Phát biểu sau các cuộc thảo luận, Ngoại trưởng Australia Bob Carr cho biếtCanberra và Washington chia sẻ mục tiêu chung nhằm đạt được hòa bình và ổn địnhlâu dài tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Australia hoan nghênh thành công củaviệc luân chuyển lính Mỹ tới căn cứ Darwin theo thỏa thuận giữa Thủ tướng JuliaGillard và Tổng thống Barack Obama.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Clinton cho rằng mối quan hệ đồng minhMỹ-Australia giúp đảm bảo hòa bình, thịnh vượng ở châu Á-Thái Bình Dương. Quanhệ ngoại giao, kinh tế và an ninh giữa Mỹ và Australia “không tách rời” và quyếtđịnh sự can dự của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương.
Tại AUSMIN-2012, hai bên cũng thảo luận về khả năng mở rộng hợp tác hảiquân, tuy nhiên cho rằng mọi lựa chọn đều cần “nghiên cứu thực tế hơn”. Bộtrưởng Quốc phòng Australia Smith khẳng định căn cứ hải quân HMAS Stirling tạiPerth sẽ đóng vai trò quan trọng hơn. Mỹ và Australia cũng bắt đầu thảo luận vềkhả năng tăng sự hiện diện của hải quân Mỹ ở các cảng của Australia.
Về phần mình, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta khẳng định trọng tâm của Mỹlà tái cân bằng lực lượng ở Thái Bình Dương và cho biết đã thảo luận vớiCanberra về khả năng đưa một lực lượng đặc nhiệm Australia tới Afghanistan saunăm 2014.
Theo một thỏa thuận được công bố sau cuộc hội đàm, quân đội Mỹ sẽ đặtmột trạm rađa công suất lớn và một đài quan sát vũ trụ ở Australia.
Bộ trưởng quốc phòng Australia Smith cho biết trạm rađa băng tần C đặt tạiAustralia sẽ "hỗ trợ đáng kể việc theo dõi rác vũ trụ". Trong khi đó, Bộ trưởngQuốc phòng Mỹ Panétta coi đây là "một bước tiến lớn trong hợp tác vũ trụ songphương và là một lĩnh vực mới quan trọng trong chủ trương của Mỹ hướng tập trungưu tiên vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương."
Theo các quan chức quốc phòng Mỹ, thỏa thuận trên cho phép không quân Mỹlần đầu tiên triển khai hệ thống radar băng tần C ở bán cầu Nam, tạo điều kiệncho Mỹ theo dõi tốt hơn các vật thể rời khỏi khí quyển cũng như đi vào khí quyểntrên khắp châu Á.
Australia cũng cho phép Mỹ đặt một kính thiên văn giám sát vũ trụ (SST),do Cơ quan nghiên cứu công nghệ tiên tiến (DARPA) thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ nghiêncứu chế tạo nhằm phát hiện và theo dõi những vật thể nhỏ trong vũ trụ ở cáchTrái Đất khoảng 35.000 km.
[Mỹ đặt trạm radar và đài quan sát vũ trụ ở Australia]
Ông Smith cho biết trạm radar và đài thiên văn nói trên sẽ được đặt tại mũiđất phía Tây Bắc Australia, nhưng chưa xác định địa điểm cụ thể. Chi phí triểnkhai dự án này khoảng 30 triệu USD, sau đó mỗi năm chi phí khoảng 8-10 triệuUSD.
Giới chức quốc phòng Mỹ và Australia cho biết thỏa thuận trên phản ánhviệc tăng cường quan hệ an ninh giữa hai nước cũng như việc Lầu Năm Góc tăngcường tập trung vào lĩnh vực vũ trụ./.