"Mỹ có thể hủy 90% tiềm năng vũ khí hạt nhân Nga"

Phó Thủ tướng Nga cho rằng trong trường hợp chiến tranh, Mỹ có thể hủy diệt 80-90% tiềm năng vũ khí hạt nhân chiến lược của Nga.
Truyền thông Nga dẫn lời phát biểu của Phó Thủ tướng nước này Dmitri Rogorin nói rằngtrong trường hợp chiến tranh, Mỹ có thể hủy diệt 80-90% tiềm năng vũ khí hạtnhân chiến lược của Nga chỉ trong vòng vài giờ đầu tiên.

Phát biểu trên được ông Rogorin đưa ra tại hội nghị khoa học diễn ra ở Mátxcơvavới tiêu đề “Trở nên mạnh hơn là sự đảm bảo cho an ninh quốc gia Nga.”

“Theo kết quả một trò chơi quân sự mà Lầu Năm Góc thực hiện vào cuối năm 2012,với sự hỗ trợ của 3.500 đến 4.000 đơn vị vũ khí chính xác cao trong vòng 6 giờchiến đấu đầu tiên, quân đội Mỹ có thể hủy diệt toàn bộ cơ sở hạ tầng trọng yếuvà làm mất khả năng kháng cự của đối phương,” Phó Thủ tướng Rogorin phát biểutại hội nghị.

Ngoài ra, Phó Thủ tướng Rogorin, người được giao trọng trách chỉ đạo ngành côngnghiệp quốc phòng Nga, nêu ra 5 thách thức chính đối với Nga trong thời giantrước mắt và trong tương lai gần.

Theo ông Rogorin, các thách thức chính đối với Nga là xung đột với quốc gia cótiềm lực vượt trội Nga về công nghệ; xung đột với quốc gia có tiềm lực ngangbằng Nga; chiến tranh cục bộ, như đã xảy ra ở Afganistan và Chechnia; chủ nghĩakhủng bố và cuối cùng là xung đột xuất phát từ tranh giành tài nguyên ở Bắc Cực.

Do đó, theo lời ông Rogorin, để chống lại các nguy cơ này, Nga cần một cuộc bùngnổ về khoa học công nghệ trong chương trình tên lửa và vũ khí hạt nhân.

Ông Rogorin đánh giá nền công nghiệp quốc phòng Nga mặc dù đã có một số thànhcông nhất định, nhưng về cơ bản vẫn tụt hậu so với Mỹ và một số quốc gia phươngTây tiên tiến./.

Khôi Nguyên (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin. (Ảnh: Getty Images/TTXVN)

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin thăm Ukraine

Chuyến thăm của ông Austin diễn ra vào thời điểm Ukraine kêu gọi các đồng minh phương Tây dỡ bỏ các hạn chế đối với việc sử dụng vũ khí tầm xa và xem xét đẩy nhanh quá trình Ukraine gia nhập NATO.