Mỹ thử nghiệm tên lửa dẫn đường nhằm đối chọi hệ thống S-400 của Nga

AGM-88G AARGM-ER được trang bị đầu đạn có hệ thống dẫn đường quán tính và toàn cầu (từ vệ tinh), cũng như cảm biến hồng ngoại, nhỏ gọn hơn, tầm bắn và tốc độ cao hơn tên lửa AGM-88E (HARM).
Chiến đấu cơ Mỹ mang nguyên mẫu tên lửa AGM-88G AARGM-ER. (Nguồn: thedrive.com)
Chiến đấu cơ Mỹ mang nguyên mẫu tên lửa AGM-88G AARGM-ER. (Nguồn: thedrive.com)

Báo Mỹ The Drive cho biết Hải quân Mỹ cuối tháng Năm đã lần đầu tiên thử nghiệm tên lửa dẫn đường chống bức xạ tối tân AGM-88G AARGM-ER, được thiết kế để phá hủy các hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương.

Trong các cuộc thử nghiệm, chiến đấu cơ F/A-18E Super Hornet được mang nguyên mẫu tên lửa AGM-88G AARGM-ER.

Các cuộc thử nghiệm nhằm xác minh hoạt động chung của cả hệ thống máy bay và tên lửa. Các thử nghiệm được tiến hành tại sân bay Patuxent River của Hải quân Mỹ ở bang Maryland.

[Mỹ lên kế hoạch thực hiện thử vũ khí siêu vượt âm trong năm nay]

Tháng 3/2019, báo Jane's 360 đưa tin, các chiến đấu cơ F/A-18E Super Hornet, EA-18G Growler và F-35 Lightning II sẽ được trang bị tên lửa AGM-88G AARGM-ER vốn nhằm “hủy diệt” hệ thống phòng không S-400 Triumph của Nga.

Doanh nghiệp phát triển AGM-88G AARGM-ER là công ty Northrop Grumman của Mỹ. Vũ khí này được chế tạo năm 2015 và dự kiến sẽ được đưa vào phiên chế quân đội Mỹ năm 2023.

Tên lửa được trang bị đầu đạn có hệ thống dẫn đường quán tính và toàn cầu (từ vệ tinh), cũng như cảm biến hồng ngoại. Vũ khí này khác với tên lửa chống bức xạ tốc độ cao AGM-88E (HARM) ở điểm nhỏ gọn hơn, tầm bắn và tốc độ cao hơn, cũng như sử dụng động cơ, đầu đạn và các hệ thống điều khiển mới./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin. (Ảnh: Getty Images/TTXVN)

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin thăm Ukraine

Chuyến thăm của ông Austin diễn ra vào thời điểm Ukraine kêu gọi các đồng minh phương Tây dỡ bỏ các hạn chế đối với việc sử dụng vũ khí tầm xa và xem xét đẩy nhanh quá trình Ukraine gia nhập NATO.