Nga đánh giá cơ hội đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân của Triều Tiên

Đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên là nỗ lực tìm kiếm một giải pháp hòa bình và an ninh trước việc Bình Nhưỡng tuyên bố phát triển vũ khí hạt nhân.
Nga đánh giá cơ hội đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân của Triều Tiên ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: Sputnik/TTXVN)

Ngày 28/1, Bộ Ngoại giao Nga cho rằng vẫn còn cơ hội khôi phục các cuộc đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân của Triều Tiên, bất chấp loạt vụ phóng tên lửa gần đây của Bình Nhưỡng mà Moskva đang theo dõi sát sao.

Đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên là nỗ lực tìm kiếm một giải pháp hòa bình và an ninh trước việc Bình Nhưỡng tuyên bố phát triển vũ khí hạt nhân và rút khỏi Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) vào năm 2003.

Tham gia đàm phán có Hàn Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Trung Quốc, Nga và Mỹ. Các vòng đàm phán từ năm 2003-2007 không đạt được tiến triển nhưng kể từ vòng đàm phán thứ, 5 Triều Tiên đồng ý đóng cửa các cơ sở hạt nhân, đổi lại nước này muốn nhận viện trợ về nhiên liệu và bình thường hóa quan hệ với Mỹ và Nhật Bản.

[Đề xuất tổ chức hội nghị LHQ không phổ biến vũ khí hạt nhân vào mùa Hè]

Tuy nhiên, ngày 13/4/2009, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhóm họp và ra quyết định trừng phạt Triều Tiên sau khi nước này thực hiện một vụ phóng tên lửa.

Để phản ứng quyết định này, Triều Tiên tuyên bố rút khỏi cuộc hội đàm 6 bên và tuyên bố sẽ tiếp tục theo đuổi chương trình hạt nhân. Triều Tiên cũng đã trục xuất tất cả các thanh tra viên hạt nhân của các nước.

Cùng ngày, Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin các vụ thử tên lửa hành trình tầm xa được nâng cấp và một đầu đạn cho tên lửa hành trình chiến thuật mà Triều Tiên thực hiện trong tuần này cùng thời điểm nhà lãnh đạo  Kim Jong-un tới thị sát một nhà máy vũ khí đang sản xuất một "hệ thống vũ khí lớn."

Từ đầu năm đến nay, Triều Tiên đã 6 lần phóng tên lửa ra vùng biển phía Đông Bán đảo Triều Tiên. Người phát ngôn Liên hợp quốc (LHQ) Stephane Dujarric cho rằng vụ phóng tên lửa mới đây của Bình Nhưỡng càng cho thấy sự cần thiết phải nối lại đàm phán ngoại giao về phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Tàu ngầm INS Arihant. (Nguồn: Hindustan Times)

Ấn Độ hạ thủy tàu ngầm hạt nhân thứ tư

Tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSBN) thứ tư của Ấn Độ, được gọi là S4*, đã được hạ thủy tại Trung tâm Đóng tàu ở Visakhapatnam vào hôm 16/10.