Ngắm sắc xanh của làng trồng lá dong lớn nhất Hà Nội dịp cận Tết
Lá dong được xem là "linh hồn" của làng Tràng Cát. Loại lá này đã trở thành thương hiệu để gói bánh chưng, cuốn giò mỗi dịp Tết đến Xuân về.
Minh Sơn
Ngay từ đầu tháng Chạp, làng lá dong Tràng Cát (Thanh Oai, Hà Nội) lại nhộn nhịp, tất bật bước vào mùa thu hoạch phục vụ cho Tết Nguyên đán. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Việc thu hoạch lá dong sẽ kéo dài từ ngày mùng 10/12 (Âm lịch) cho tới sát Tết Nguyên đán. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tràng Cát được coi là 'vựa' lá dong lớn nhất Hà Nội. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Lá dong ở đây được ưa chuộng bởi có màu xanh mướt, lá dai, bản to, cuống lá xanh sáng chứ không xanh đen, xanh sẫm như lá dong rừng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Làng Tràng Cát nổi tiếng với nghề trồng lá dong từ hàng trăm năm nay. Lá dong của làng phục vụ nhu cầu gói bánh chưng trong dịp Tết và gói bánh, gói xôi quanh năm cho khu vực Hà Nội. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Ở Tràng Cát, gần như nhà nào cũng trồng lá dong. Dịp cận Tết, con đường làng trải một màu xanh mướt. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Cây dong chỉ thu hoạch lá nên người dân có thể trồng quanh năm. Đất nơi đây tốt nên những khóm lá luôn mọc rất nhiều và đạt độ cao lên tới 2,5m. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Những người nông dân khi cắt lá dong phải đi vào tận bên trong những ruộng lá xanh tốt như đi vào trong rừng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tại thôn Tràng Cát hiện có khoảng 250 hộ đang trồng lá dong. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Chị Liễu, một người nông dân tại Tràng Cát cho biết, dịp cận Tết mỗi ngày chị có thể cắt hàng ngàn lá. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Lá dong Tràng Cát nổi tiếng bởi từng là một trong những nguyên liệu làm nên bánh chưng tiến vua ngày xưa. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Theo nhiều người nông dân, bánh chưng được gói bằng lá dong Tràng Cát có màu xanh đẹp mắt và vị thơm tự nhiên. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Khác với trồng lúa, trồng lá dong không yêu cầu nông dân phải vất vả. Chỉ cần tưới nước, bón phân, làm cỏ, cắt lá sâu thì lá cây sẽ đẹp và tươi tốt, cho thu hoạch quanh năm. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Do ưa ẩm, mát nên người dân Tràng Cát thường xen canh dong với nhiều loại cây tán cao trong vườn chứ không trồng tập trung thành ruộng lớn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trồng một lần nhưng được thu hoạch quanh năm và nhiều năm sau đó nên lá dong là một trong những sản phẩm giúp bà con có thêm thu nhập những lúc nông nhàn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Dù diện tích không còn nhiều như cách đây khoảng 5 năm nhưng tại thôn Tràng Cát, người ta vẫn dành những khoảnh đất nhất định để trồng lá dong. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tràng Cát nằm trong vùng bãi bồi của dòng sông Đáy, đất màu mỡ, lá to đẹp, đều khiến nhiều người ưa chuông. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Việc thu hoạch lá dong phải tiến hành nhanh chóng vì để lâu lá sẽ héo ảnh hưởng tới việc gói bánh chưng phục vụ Tết. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Người dân Tràng Cát cho biết, năm nay là dong được mùa, lá đẹp và giá bán đắt hơn so với 2 năm về trước. Lá loại 1 đang được bán buôn với giá 100.000 đồng/100 lá. Người dân thường xếp mỗi bó 50 lá để dễ vận chuyển. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tết Việt Nam chứa đựng và mang đậm bản sắc của dân tộc. Trải qua bao biến động của lịch sử, người Việt vẫn gìn giữ được những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc trong ngày Tết.
Hòa mình vào không gian Tết xưa tại Bảo tàng tỉnh Ninh Bình, du khách không chỉ được cảm nhận phiên chợ Tết truyền thống mà còn được trải nghiệm gói bánh chưng và chơi các trò chơi dân gian.
Cận Tết Tân Sửu 2021, làng nghề truyền thống bánh chưng Tranh Khúc lại tấp nập, nhộn nhịp hơn với những nồi bánh chưng nóng hổi, mang hương vị đặc trưng được trong và ngoài nước biết tới.
Những ngày này, không khí Tết ở làng nghề gói bánh chưng truyền thống Tranh Khúc (huyện Thanh Trì, Hà Nội) trở nên tấp nập hơn ngày thường. Tết ở đây dường như ghé thăm sớm hơn so với nhiều nơi khác.
Đến thời điểm này, giá cả thị trường hoa quả, thực phẩm tươi sống, hay vàng mã, cá chép để cúng ông Công, ông Táo năm nay giá cả khá ổn định, hàng hóa dồi dào, không có tình trạng khan hàng, sốt giá.