Tháng 9/2009, kim ngạch xuất khẩu của dệt may Việt Nam đạt khoảng hơn 800triệu USD, góp phần nâng kim ngạch xuất khẩu trong 9 tháng qua đạt gần 6,7 tỷUSD.
Với con số xuất khẩu ấn tượng trên, nhiều người trong cuộc đang thở phào nhẹnhõm vì mục tiêu phấn đấu đạt 3% tăng trưởng sẽ có thể thực hiện được và đích9,3 tỷ USD cho xuất khẩu năm nay đang đến rất gần.
Tín hiệu vui từ thị trường mới
“Thành công của dệt may từ đầu năm đến nayphải nói có sự đóng góp không nhỏ của thị trường mới”, ông Phạm Gia Hưng, Giámđốc đối ngoại của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) khẳng định.
Khác với thịtrường các nước châu Âu, Mỹ… giảm sút từ 4 - 5%, những thị trường châu Á nhưNhật Bản và đặc biệt nhóm các thị trường mới như Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore…đều tăng mạnh với số lượng hợp đồng xuất khẩu cao nhất từ trước tới nay.
Kết quả này là do Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và các nước Asean, NhậtBản được ký kết gần đây đã giúp doanh nghiệp các nước giải quyết những khó khănvề thủ tục, nguồn vốn… đẩy cán cân thương mại hai chiều phát triển.
Thống kê cho thấy, 9 tháng đầu năm nay, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Namsang Nhật Bản đạt hơn 700 triệu USD, tăng gần 20% so với cùng kỳ. Xuất khẩu hàngdệt may của Việt Nam sang Hàn Quốc cũng đạt được mức tăng cao.
Chỉ tính trong tháng 8, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường nàyđã tăng hơn 50% so với trước đó 1 tháng và nâng tổng kim ngạch xuất khẩu trong 8tháng đạt con số gần 123 triệu USD, tăng hơn 35% so với cùng kỳ.
Các mặt hàng áo khoác, áo sơ mi, quần áo trẻ em, vải, đồ lót... xuất khẩu đạtmức tăng trưởng khả quan.
Ông Lê Đông Triều, Tổng giám đốc Dệt may Gia Định chobiết, tỷ lệ xuất khẩu hàng hóa của công ty đang phục hồi. “Các đơn hàng từ thịtrường Nhật Bản đang gia tăng khoảng 10% so với thời gian trước”.
Các doanh nghiệp May Việt Tiến, May Sài Gòn 2, Phong Phú… cũng bước vào cácthị trường mới với tiềm năng đang mở rộng. “Chúng tôi đang phải cân nhắc 3 thángcuối năm 2009 sẽ không nhận thêm hợp đồng mới vì lo không làm nổi” - Tổng giámđốc một doanh nghiệp dệt may cho biết.
Lạc quan các tháng cuối năm
Hiếm khi nào ngành dệt may có kim ngạch tăng trưởng xuất khẩu dưới 2 con sốnhư năm nay. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, thị trường dệt may thếgiới suy giảm từ 10 - 15%, so với mặt bằng chung, ngành dệt may Việt Nam có thể“ngẩng cao đầu” là một trong ít ngành không giậm chân tại chỗ hoặc thụt lùi.
Mục tiêu cho 3 tháng còn lại, trung bình mỗi tháng ngành phấn đấu đạt khoảnghơn 800 triệu USD là có thể đạt được.
Theo ông Hưng, nhờ những dấu hiệu phục hồikinh tế tích cực từ các thị trường nhập khẩu lớn của Việt Nam như Mỹ, các nướcchâu Âu… đơn hàng xuất khẩu của nhiều doanh nghiệp trong nước đã được cải thiện.
Bên cạnh đó, các đối thủ cạnh tranh lớn nhất của dệt may Việt Nam nhưPakistan, Bangladesh… đang giảm mức tăng trưởng xuất khẩu đến 2 con số ở các thịtrường truyền thống của Việt Nam, nên doanh nghiệp trong nước sẽ có những lợithế và sẽ có nhiều đơn đặt hàng hơn.
Các mặt hàng được dự báo sẽ tiếp tục giữvững tiến độ xuất khẩu và có thể tăng trưởng mạnh trong những tháng cuối năm sẽlà áo khoác, áo jacket.
Tháng 10/2009, chính sách ưu đãi miễn thuế trong Hiệp định kinh tế songphương Việt-Nhật có hiệu lực. Với thuế suất ưu đãi 0% cho ngành dệt may, như làcú hích giúp nhiều nhà nhập khẩu mạnh dạn chuyển đơn hàng về cho doanh nghiệpViệt Nam.
Theo các chuyên gia phân tích, đây là điều thuận lợi nhất của ngành dệt maytrong nước, bởi yêu cầu chứng minh xuất xứ nguồn gốc nguyên phụ liệu vốn là ràocản gây khó khăn cho doanh nghiệp trong nước đã được tháo nút.
Điều đáng quan tâm hơn là nhiều thị trường mới trong khu vực đã chuyển từviệc nhập hàng Việt Nam để xuất sang một nước thứ 3, thì giờ đã chuyển qua tiêuthụ thị trường nội địa. Vì thế, hiện nay nhiều đơn đặt hàng sản xuất đều là hàngmua đứt bán đoạn, giảm thiểu các công đoạn gia công, góp phần giúp kim ngạchxuất khẩu của dệt may Việt Nam tăng trưởng mạnh./.
Với con số xuất khẩu ấn tượng trên, nhiều người trong cuộc đang thở phào nhẹnhõm vì mục tiêu phấn đấu đạt 3% tăng trưởng sẽ có thể thực hiện được và đích9,3 tỷ USD cho xuất khẩu năm nay đang đến rất gần.
Tín hiệu vui từ thị trường mới
“Thành công của dệt may từ đầu năm đến nayphải nói có sự đóng góp không nhỏ của thị trường mới”, ông Phạm Gia Hưng, Giámđốc đối ngoại của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) khẳng định.
Khác với thịtrường các nước châu Âu, Mỹ… giảm sút từ 4 - 5%, những thị trường châu Á nhưNhật Bản và đặc biệt nhóm các thị trường mới như Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore…đều tăng mạnh với số lượng hợp đồng xuất khẩu cao nhất từ trước tới nay.
Kết quả này là do Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và các nước Asean, NhậtBản được ký kết gần đây đã giúp doanh nghiệp các nước giải quyết những khó khănvề thủ tục, nguồn vốn… đẩy cán cân thương mại hai chiều phát triển.
Thống kê cho thấy, 9 tháng đầu năm nay, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Namsang Nhật Bản đạt hơn 700 triệu USD, tăng gần 20% so với cùng kỳ. Xuất khẩu hàngdệt may của Việt Nam sang Hàn Quốc cũng đạt được mức tăng cao.
Chỉ tính trong tháng 8, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường nàyđã tăng hơn 50% so với trước đó 1 tháng và nâng tổng kim ngạch xuất khẩu trong 8tháng đạt con số gần 123 triệu USD, tăng hơn 35% so với cùng kỳ.
Các mặt hàng áo khoác, áo sơ mi, quần áo trẻ em, vải, đồ lót... xuất khẩu đạtmức tăng trưởng khả quan.
Ông Lê Đông Triều, Tổng giám đốc Dệt may Gia Định chobiết, tỷ lệ xuất khẩu hàng hóa của công ty đang phục hồi. “Các đơn hàng từ thịtrường Nhật Bản đang gia tăng khoảng 10% so với thời gian trước”.
Các doanh nghiệp May Việt Tiến, May Sài Gòn 2, Phong Phú… cũng bước vào cácthị trường mới với tiềm năng đang mở rộng. “Chúng tôi đang phải cân nhắc 3 thángcuối năm 2009 sẽ không nhận thêm hợp đồng mới vì lo không làm nổi” - Tổng giámđốc một doanh nghiệp dệt may cho biết.
Lạc quan các tháng cuối năm
Hiếm khi nào ngành dệt may có kim ngạch tăng trưởng xuất khẩu dưới 2 con sốnhư năm nay. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, thị trường dệt may thếgiới suy giảm từ 10 - 15%, so với mặt bằng chung, ngành dệt may Việt Nam có thể“ngẩng cao đầu” là một trong ít ngành không giậm chân tại chỗ hoặc thụt lùi.
Mục tiêu cho 3 tháng còn lại, trung bình mỗi tháng ngành phấn đấu đạt khoảnghơn 800 triệu USD là có thể đạt được.
Theo ông Hưng, nhờ những dấu hiệu phục hồikinh tế tích cực từ các thị trường nhập khẩu lớn của Việt Nam như Mỹ, các nướcchâu Âu… đơn hàng xuất khẩu của nhiều doanh nghiệp trong nước đã được cải thiện.
Bên cạnh đó, các đối thủ cạnh tranh lớn nhất của dệt may Việt Nam nhưPakistan, Bangladesh… đang giảm mức tăng trưởng xuất khẩu đến 2 con số ở các thịtrường truyền thống của Việt Nam, nên doanh nghiệp trong nước sẽ có những lợithế và sẽ có nhiều đơn đặt hàng hơn.
Các mặt hàng được dự báo sẽ tiếp tục giữvững tiến độ xuất khẩu và có thể tăng trưởng mạnh trong những tháng cuối năm sẽlà áo khoác, áo jacket.
Tháng 10/2009, chính sách ưu đãi miễn thuế trong Hiệp định kinh tế songphương Việt-Nhật có hiệu lực. Với thuế suất ưu đãi 0% cho ngành dệt may, như làcú hích giúp nhiều nhà nhập khẩu mạnh dạn chuyển đơn hàng về cho doanh nghiệpViệt Nam.
Theo các chuyên gia phân tích, đây là điều thuận lợi nhất của ngành dệt maytrong nước, bởi yêu cầu chứng minh xuất xứ nguồn gốc nguyên phụ liệu vốn là ràocản gây khó khăn cho doanh nghiệp trong nước đã được tháo nút.
Điều đáng quan tâm hơn là nhiều thị trường mới trong khu vực đã chuyển từviệc nhập hàng Việt Nam để xuất sang một nước thứ 3, thì giờ đã chuyển qua tiêuthụ thị trường nội địa. Vì thế, hiện nay nhiều đơn đặt hàng sản xuất đều là hàngmua đứt bán đoạn, giảm thiểu các công đoạn gia công, góp phần giúp kim ngạchxuất khẩu của dệt may Việt Nam tăng trưởng mạnh./.
(TTXVN/Vietnam+)