Ngoại trưởng Blinken: Mỹ muốn "tránh quân sự hóa" Bắc Cực

Ngoại trưởng Blinken nêu rõ: "Chúng tôi lo ngại về một số hoạt động quân sự gia tăng tại Bắc Cực. Điều này làm gia tăng những mối nguy cơ hoặc rủi ro..."
Ngoại trưởng Blinken: Mỹ muốn "tránh quân sự hóa" Bắc Cực ảnh 1Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken. (Nguồn: AP)

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 18/5 khẳng định Washington muốn tránh tăng cường quân sự ở Bắc Cực.

Phát biểu trong một cuộc họp báo tại Reykjavik (Iceland), Ngoại trưởng Blinken nêu rõ: "Chúng tôi lo ngại về một số hoạt động quân sự gia tăng tại Bắc Cực. Điều này làm gia tăng những mối nguy cơ hoặc rủi ro..., đồng thời xói mòn mục tiêu chung về một tương lai hòa bình và bền vững cho khu vực. Do đó, điều chúng ta cần tránh là quân sự hóa khu vực này."

Tuyên bố trên của Ngoại trưởng Blinken được đưa ra trước thềm hội nghị cấp ngoại trưởng các nước thành viên Hội đồng Bắc Cực (gồm Nga, Mỹ, Canada, Na Uy, Đan Mạch, Thụy Điển, Phần Lan và Iceland) sẽ diễn ra trong hai ngày 19 và 20/5 tới.

[Nga-Mỹ phát tín hiệu hợp tác trước thềm cuộc họp Hội đồng Bắc cực]

Theo kế hoạch, bên lề hội nghị này, hai ngoại trưởng Nga và Mỹ sẽ có cuộc hội đàm trực tiếp. Sự kiện thu hút sự quan tâm của giới quan sát quốc tế do quan hệ giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới này đang trong giai đoạn căng thẳng.

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu khiến Bắc Cực trở thành địa điểm dễ tiếp cận hơn, các quốc gia giáp Bắc Cực và Trung Quốc đã lưu tâm nhiều hơn đến nguồn tài nguyên thiên nhiên, các tuyến hàng hải và vị trí chiến lược của khu vực này.

Song song với các hoạt động nghiên cứu, khảo sát thăm dò tài nguyên, các nước cũng từng bước tăng cường hiện diện quân sự nhằm khẳng định chủ quyền quốc gia. Do đó, trước thềm các sự kiện tại Reykjavik, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cảnh báo các nước phương Tây không đưa ra các tuyên bố chủ quyền ở Bắc Cực./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin. (Ảnh: Getty Images/TTXVN)

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin thăm Ukraine

Chuyến thăm của ông Austin diễn ra vào thời điểm Ukraine kêu gọi các đồng minh phương Tây dỡ bỏ các hạn chế đối với việc sử dụng vũ khí tầm xa và xem xét đẩy nhanh quá trình Ukraine gia nhập NATO.