Các chuyên gia ngăn chặn thảm họa hàng đầu của Nhật Bản mới đây đã đề xuấtmột kế hoạch sơ tán cho những người có khả năng bị ảnh hưởng trong trường hợpnúi Phú Sỹ phun trào trở lại.
Trong buổi hội nghị hôm 8/6 bàn về cách đối phó với các thảm họa có thểxảy ra tại núi Phú Sỹ, các chuyên gia đến từ ba tỉnh là Kanagawa, Yamanashi vàShizuoka đã nhất trí cần phải xây dựng một kế hoạch bảo vệ những người sẽ bị ảnhhưởng một khi ngọn núi biểu tượng của Nhật Bản phun trào trở lại.
Kế hoạch cứunạn đã vạch ra các phương án sơ tán và tuyến đường cho người dân và du kháchtrong trường hợp núi Phú Sỹ phun trào hoặc xảy ra động đất.
Tham gia cuộc họpbàn này cũng có các chuyên gia nghiên cứu núi lửa nhằm đưa ra các thông tin vềlịch sử của núi Phú Sỹ, khả năng và các đặc điểm của một vụ phun trào mới tạingon núi cao 3.776m này.
Phát biểu tại hội nghị, Giáo sư Toshitsugu Fujii thuộc Viện nghiên cứuđộng đất Tokyo cho biết thảm họa động đất-sóng thần năm 2011 đã làm thay đổi vỏTrái đất trong khu vực và có thể một trận động đất mạnh khác sẽ diễn ra tại NamThái Bình Dương.
Các hoạt động kiến tạo này sẽ khiến cho khả năng núi Phú Sỹhoạt động trở lại có xác suất khá cao.
Một nghiên cứu trước đó được Viện nghiên cứu động đất Tokyo công bố hồitháng 5/2012 cũng cho thấy núi Phú Sỹ nằm ngay trên một vết nứt gãy dài 30kmchạy theo hướng Đông Bắc-Tây Nam từ Higashifumoto (thuộc thành phố Gotenba,Shizuoka) tới phía Tây đới đứt gãy Kannawa-Kozu-Matsuda ở độ sâu hàng chục km.
Chỉ cần vết nứt gãy này hoạt động có thể tạo một trận động đất có cường độ 7trên thang địa chấn và kéo theo đó là một vụ lở tuyết và bùn đất khổng lồ gâythiệt hại cho cả một vùng rộng lớn tại tỉnh Shizuoka.
Vào năm 1707, một trậnđộng đất đã xảy ra và làm ngọn núi cao nhất Nhật Bản này phun trào, gây thiệtmạng 20.000 người dân sống xung quanh khu vực.
Trong thời gian tới, ba nhóm chuyên gia sẽ tiếp tục nghiên cứu các phươngán hữu hiệu và đưa ra báo cáo cuối cùng trong một phiên họp dự kiến sẽ được tổchức vào tháng 4/2013 tại tỉnh Yamanashi.
Sau khi chọn lựa những phương án tốtnhất, một cuộc diễn tập cứu nạn thử sẽ được tiến hành vào năm 2014./.
Trong buổi hội nghị hôm 8/6 bàn về cách đối phó với các thảm họa có thểxảy ra tại núi Phú Sỹ, các chuyên gia đến từ ba tỉnh là Kanagawa, Yamanashi vàShizuoka đã nhất trí cần phải xây dựng một kế hoạch bảo vệ những người sẽ bị ảnhhưởng một khi ngọn núi biểu tượng của Nhật Bản phun trào trở lại.
Kế hoạch cứunạn đã vạch ra các phương án sơ tán và tuyến đường cho người dân và du kháchtrong trường hợp núi Phú Sỹ phun trào hoặc xảy ra động đất.
Tham gia cuộc họpbàn này cũng có các chuyên gia nghiên cứu núi lửa nhằm đưa ra các thông tin vềlịch sử của núi Phú Sỹ, khả năng và các đặc điểm của một vụ phun trào mới tạingon núi cao 3.776m này.
Phát biểu tại hội nghị, Giáo sư Toshitsugu Fujii thuộc Viện nghiên cứuđộng đất Tokyo cho biết thảm họa động đất-sóng thần năm 2011 đã làm thay đổi vỏTrái đất trong khu vực và có thể một trận động đất mạnh khác sẽ diễn ra tại NamThái Bình Dương.
Các hoạt động kiến tạo này sẽ khiến cho khả năng núi Phú Sỹhoạt động trở lại có xác suất khá cao.
Một nghiên cứu trước đó được Viện nghiên cứu động đất Tokyo công bố hồitháng 5/2012 cũng cho thấy núi Phú Sỹ nằm ngay trên một vết nứt gãy dài 30kmchạy theo hướng Đông Bắc-Tây Nam từ Higashifumoto (thuộc thành phố Gotenba,Shizuoka) tới phía Tây đới đứt gãy Kannawa-Kozu-Matsuda ở độ sâu hàng chục km.
Chỉ cần vết nứt gãy này hoạt động có thể tạo một trận động đất có cường độ 7trên thang địa chấn và kéo theo đó là một vụ lở tuyết và bùn đất khổng lồ gâythiệt hại cho cả một vùng rộng lớn tại tỉnh Shizuoka.
Vào năm 1707, một trậnđộng đất đã xảy ra và làm ngọn núi cao nhất Nhật Bản này phun trào, gây thiệtmạng 20.000 người dân sống xung quanh khu vực.
Trong thời gian tới, ba nhóm chuyên gia sẽ tiếp tục nghiên cứu các phươngán hữu hiệu và đưa ra báo cáo cuối cùng trong một phiên họp dự kiến sẽ được tổchức vào tháng 4/2013 tại tỉnh Yamanashi.
Sau khi chọn lựa những phương án tốtnhất, một cuộc diễn tập cứu nạn thử sẽ được tiến hành vào năm 2014./.
Hồng Hà/Tokyo (Vietnam+)