Nhật Bản không thay đổi chính sách gia tăng sức ép với Triều Tiên

Chính phủ Nhật Bản cho biết chưa hài lòng với cam kết của Bình Nhưỡng, đồng thời nêu rõ rằng Triều Tiên đã không đề cập tới việc "chấm dứt phát triển tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm ngắn."
Nhật Bản không thay đổi chính sách gia tăng sức ép với Triều Tiên ảnh 1Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera. (Nguồn: NHK)

Ngày 21/4, Mỹ và Hàn Quốc đã đồng loạt hoan nghênh và đánh giá tích cực tuyên bố của Triều Tiên về dừng thử hạt nhân, tên lửa, cho rằng đây là "một bước tiến bộ đối với tiến trình phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên."

Trong khi đó, quan điểm của Chính phủ Nhật Bản trong vấn đề này có phần khắt khe và dè chừng hơn.

Chính phủ Nhật Bản - nơi thường phải chứng kiến tên lửa từ Triều Tiên bay qua, cho biết Tokyo chưa hài lòng với cam kết của Bình Nhưỡng, đồng thời nêu rõ rằng Triều Tiên đã không đề cập tới việc "chấm dứt phát triển tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm ngắn."

[Tổng thống Mỹ sẽ hối thúc Triều Tiên từ bỏ mọi loại tên lửa]

Phát biểu tại Washington, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera đang ở thăm Mỹ khẳng định Tokyo sẽ không thay đổi chính sách gia tăng sức ép đối với Bình Nhưỡng trong vấn đề này.

Trao đổi với báo giới sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Mỹ Jim Mattis, lãnh đạo Bộ Quốc phòng Mỹ khẳng định Nhật Bản và Mỹ đã cam kết duy trì "sức ép tối đa" đối với Triều Tiên nhằm buộc nước này từ bỏ các chương trình tên lửa và hạt nhân của mình.

Trong cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều dự kiến vào cuối tháng Năm hoặc đầu tháng Sáu tới, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ hối thúc nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un từ bỏ mọi loại tên lửa đạn đạo của nước này, trong đó có các tên lửa tầm trung tiềm ẩn các mối đe dọa đối với Nhật Bản./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Tàu ngầm INS Arihant. (Nguồn: Hindustan Times)

Ấn Độ hạ thủy tàu ngầm hạt nhân thứ tư

Tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSBN) thứ tư của Ấn Độ, được gọi là S4*, đã được hạ thủy tại Trung tâm Đóng tàu ở Visakhapatnam vào hôm 16/10.