Nhật Bản: Lực lượng Cảnh sát biển và Phòng vệ biển tập trận chung

Cuộc tập trận diễn trong khoảng 2 giờ ở phía Đông đảo Izu Oshima trên Thái Bình Dương, cách Tokyo khoảng 100 km về phía Nam, với sự tham gia của khoảng 300 người cùng tàu khu trục Yamagiri.
Nhật Bản: Lực lượng Cảnh sát biển và Phòng vệ biển tập trận chung ảnh 1Khu trục hạm Yamagiri đã tham gia cuộc diễn tập. (Nguồn: Wikipedia)

Theo hãng tin Kyodo, Lực lượng Phòng vệ biển (MSDF) và Lực lượng Cảnh sát biển Nhật Bản (JCG) đã tổ chức cuộc tập trận chung vào ngày 22/6.

Đây là cuộc tập trận chung đầu tiên theo kịch bản Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản nắm quyền kiểm soát JCG, trong trường hợp nước này bị tấn công vũ trang.

Cuộc tập trận diễn ra sau khi chính phủ thông qua đề cương chính sách vào tháng 4/2023, quy định các thủ tục đối với JCG, dưới sự chỉ huy của bộ trưởng quốc phòng, nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc hợp tác với MSDF.

Theo Luật Lực lượng Phòng vệ, Bộ trưởng Quốc phòng có thể nắm quyền kiểm soát lực lượng cảnh sát biển phi quân sự trong trường hợp bất ngờ, nhưng không có quy định về thủ tục cụ thể cho một động thái như vậy.

[Nhật Bản triển khai lực lượng phòng vệ biển tới Trung Đông]

Khi được đặt dưới sự chỉ đạo khẩn cấp của người đứng đầu lực lượng quốc phòng, JCG sẽ tham gia hỗ trợ hậu cần, chẳng hạn như cung cấp thông tin cho các tàu dân sự và giúp sơ tán cư dân để MSDF có thể tập trung phòng thủ trong các khu vực chiến sự.

Cuộc tập trận diễn trong khoảng 2 giờ ở phía Đông đảo Izu Oshima trên Thái Bình Dương, cách Tokyo khoảng 100 km về phía Nam, với sự tham gia của khoảng 300 người, cùng tàu khu trục Yamagiri của MSDF và tàu tuần tra Sagam của Cảnh sát biển.

Nhiệm vụ của Tuần duyên Nhật Bản là đảm bảo an ninh và trật tự trên biển, thông qua các công tác sau: Tuần tra trên biển, Chống nhập cư bất hợp pháp; Buôn lậu; Chống cướp biển; Chống khủng bố; An ninh trật tự hàng hải; Giám sát hoạt động tàu cá bất hợp pháp nước ngoài; Chống tàu gián điệp; Xử lý các tàu khảo sát bất hợp pháp nước ngoài; Tuần tra các vùng biển có tranh chấp; Tìm kiếm cứu nạn; Khảo sát thủy văn và hải dương học; Quản lý giao thông hàng hải./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Tàu ngầm INS Arihant. (Nguồn: Hindustan Times)

Ấn Độ hạ thủy tàu ngầm hạt nhân thứ tư

Tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSBN) thứ tư của Ấn Độ, được gọi là S4*, đã được hạ thủy tại Trung tâm Đóng tàu ở Visakhapatnam vào hôm 16/10.