Nhật Bản phản đối tàu Trung Quốc tự ý hoạt động trong vùng EEZ

Theo Đội bảo vệ bờ biển số 3 thuộc Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản, tàu khảo sát Trung Quốc vừa di chuyển vừa thả một vật dường như là sợi dây xuống biển.
Nhật Bản phản đối tàu Trung Quốc tự ý hoạt động trong vùng EEZ ảnh 1Tàu hải cảnh mang số hiệu 2502 của Trung Quốc di chuyển gần quần đảo tranh chấp mà Nhật Bản gọi là Senkaku trong khi Trung Quốc gọi là Điếu Ngư tháng 11/2016. (Ảnh minh họa: AFP/TTXVN)

Ngày 23/3, Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã lên tiếng phản đối việc tàu khảo sát hải dương của Trung Quốc hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản mà chưa được sự cho phép của Tokyo.

Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, trước đó, máy bay tuần tra của Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) đã phát hiện tàu khảo sát hải dương Gia Canh của Trung Quốc xuất hiện tại tại vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Nhật Bản và cách đảo Okinotori của Nhật Bản 165km về phía Đông Bắc.

Theo Đội bảo vệ bờ biển số 3 thuộc JCG, tàu khảo sát Trung Quốc vừa di chuyển vừa thả một vật dường như là sợi dây xuống biển.

Qua sóng liên lạc, tàu Trung Quốc cho biết họ đang khảo sát nhiệt độ nước biển.

JCG đã yêu cầu tàu dừng ngay hoạt động này khi chưa xin phép phía Nhật Bản.

Đến 13 giờ 30, khi máy bay tuần tra Nhật Bản rời đi thì tàu trên vẫn tiếp tục hoạt động, buộc JCG đã phải cử tàu tuần tra tới giám sát sự việc.

Theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển, việc tiến hành khảo sát hải dương tại vùng EEZ của nước khác mà chưa nhận được sự cho phép của nước đó là vi phạm.

JCG nêu rõ Trung Quốc đã tiến hành hoạt động nói trên trong vùng EEZ của Nhật Bản mà chưa xin phép./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Tàu ngầm INS Arihant. (Nguồn: Hindustan Times)

Ấn Độ hạ thủy tàu ngầm hạt nhân thứ tư

Tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSBN) thứ tư của Ấn Độ, được gọi là S4*, đã được hạ thủy tại Trung tâm Đóng tàu ở Visakhapatnam vào hôm 16/10.