Nhật Bản thúc đẩy phát triển công nghiệp quốc phòng

Chính phủ Nhật Bản sẽ thực hiện các biện pháp hỗ trợ một cách tổng hợp với đối tượng là các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp quốc phòng.
Nhật Bản thúc đẩy phát triển công nghiệp quốc phòng ảnh 1Trực thăng Osprey của Nhật Bản tham gia cuộc tập trận chung Mỹ-Nhật tại chân núi Fuji ngày 15/3. (Ảnh: Kyodo/TTXVN)

Chính phủ Nhật Bản đang xây dựng dự án luật quy định các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp quốc phòng sản xuất, nghiên cứu và phát triển các thiết bị phòng vệ.

Chính phủ Nhật Bản sẽ thực hiện các biện pháp hỗ trợ một cách tổng hợp với đối tượng là các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp quốc phòng.

Các biện pháp hỗ trợ cụ thể được đề cập trong dự thảo luật bao gồm kinh phí để tăng cường nền tảng hoạt động sản xuất (ví dụ như tăng cường đảm bảo an ninh mạng), nâng cao hiệu quả trong từng quá trình chế tạo, hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp thực hiện hoạt động chuyển giao thiết bị quốc phòng ra nước ngoài, thúc đẩy các khoản cho vay từ các tổ chức tài chính, ngân hàng.

[Nhật Bản lập Bộ chỉ huy thống nhất kiểm soát lực lượng phòng vệ]

Đặc biệt, Chính phủ Nhật Bản chấp thuận quốc hữu hóa đối với các doanh nghiệp sản xuất các thiết bị quan trọng không thể thiếu đối với nhiệm vụ phòng vệ, trong trường hợp những doanh nghiệp này không thể tiếp tục duy trì hoạt động dù được hỗ trợ tài chính.

Trong tình huống đó, Chính phủ Nhật Bản sẽ mua lại cơ sở sản xuất và ủy thác cho một doanh nghiệp tư nhân khác tiếp tục duy trì hoạt động.

Doanh nghiệp được ủy thác sẽ nhận về lợi ích khi không mất kinh phí để đầu tư xây dựng cơ sở, thiết bị sản xuất.

Để hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu thiết bị quốc phòng ra nước ngoài, Chính phủ Nhật Bản sẽ thành lập quỹ hỗ trợ mới, sử dụng khoản ngân sách trị giá 40 tỷ yen trong năm tài khóa 2023.

Mục tiêu của Nhật Bản là nâng cao tỷ lệ lợi nhuận, giảm giá thành sản phẩm thông qua tăng cường số lượng sản xuất, qua đó mở rộng thị trường tiêu thụ ở nước ngoài.

Ngành công nghiệp quốc phòng của Nhật Bản có quy mô thị trường nhỏ do chính phủ Nhật Bản quy định ba nguyên tắc xuất khẩu thiết bị phòng vệ ra nước ngoài.

Từ năm 2003, có khoảng 1.000 doanh nghiệp tuyên bố rút khỏi lĩnh vực sản xuất quốc phòng do tình hình kinh doanh không thuận lợi./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Tàu ngầm INS Arihant. (Nguồn: Hindustan Times)

Ấn Độ hạ thủy tàu ngầm hạt nhân thứ tư

Tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSBN) thứ tư của Ấn Độ, được gọi là S4*, đã được hạ thủy tại Trung tâm Đóng tàu ở Visakhapatnam vào hôm 16/10.