Sự kiện 1: Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Ngày 24/2, Tổng thống Nga Putin ký quyết định bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Xung đột nghiêm trọng và chưa có dấu hiệu dừng lại, đẩy quan hệ Nga-phương Tây vào vòng xoáy đối đầu mới. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Sự kiện 1: Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Ngày 24/2, Tổng thống Nga Putin ký quyết định bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Xung đột nghiêm trọng và chưa có dấu hiệu dừng lại, đẩy quan hệ Nga-phương Tây vào vòng xoáy đối đầu mới. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Cuộc xung đột cùng các biện pháp trừng phạt - đáp trả giữa Nga và phương Tây tác động nặng nề tới an ninh, chính trị toàn cầu; đẩy giá khí đốt có thời điểm đạt mức cao kỷ lục trong 14 năm. (Nguồn: AP/TTXVN)
Cuộc xung đột cùng các biện pháp trừng phạt - đáp trả giữa Nga và phương Tây tác động nặng nề tới an ninh, chính trị toàn cầu; đẩy giá khí đốt có thời điểm đạt mức cao kỷ lục trong 14 năm. (Nguồn: AP/TTXVN)
Nhiều quốc gia phải đối mặt với thiếu hụt lương thực và giá cả hàng hóa tăng mạnh kể từ tháng Ba đến tháng cuối của năm. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Nhiều quốc gia phải đối mặt với thiếu hụt lương thực và giá cả hàng hóa tăng mạnh kể từ tháng Ba đến tháng cuối của năm. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Ngày 21/12/2022, Mỹ thông báo nước này sẽ cung cấp gói viện trợ quân sự mới dành cho Ukraine trị giá 1,85 tỷ USD, trong đó lần đầu tiên có hệ thống phòng không tên lửa Patriot. Trước đó, trong gói chi tiêu của Chính phủ vừa được Quốc hội Mỹ phê chuẩn, Washington cũng cam kết cung cấp các khoản viện trợ trị giá 44,9 tỷ USD cho Ukraine. Ảnh: Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) trong cuộc gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ở Washington, ngày 21/12/2022. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 21/12/2022, Mỹ thông báo nước này sẽ cung cấp gói viện trợ quân sự mới dành cho Ukraine trị giá 1,85 tỷ USD, trong đó lần đầu tiên có hệ thống phòng không tên lửa Patriot. Trước đó, trong gói chi tiêu của Chính phủ vừa được Quốc hội Mỹ phê chuẩn, Washington cũng cam kết cung cấp các khoản viện trợ trị giá 44,9 tỷ USD cho Ukraine. Ảnh: Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) trong cuộc gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ở Washington, ngày 21/12/2022. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Sự kiện 2: Nhiều ngân hàng trung ương tăng mạnh lãi suất. Ngân hàng trung ương Anh (BOE) ngày 15/12/2022 tăng lãi suất thêm 0,5 điểm phần trăm lên 3,5% - mức cao nhất trong vòng 14 năm qua. Đây là lần tăng thứ 9 liên tiếp của BOE trong nỗ lực nhằm hạ nhiệt lạm phát đang ở mức 10,7%, cao nhất trong vòng 40 năm trở lại đây. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Sự kiện 2: Nhiều ngân hàng trung ương tăng mạnh lãi suất. Ngân hàng trung ương Anh (BOE) ngày 15/12/2022 tăng lãi suất thêm 0,5 điểm phần trăm lên 3,5% - mức cao nhất trong vòng 14 năm qua. Đây là lần tăng thứ 9 liên tiếp của BOE trong nỗ lực nhằm hạ nhiệt lạm phát đang ở mức 10,7%, cao nhất trong vòng 40 năm trở lại đây. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 15/12/2022, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã tăng lãi suất lần thứ 4 liên tiếp, 0,5 điểm phần trăm lên 2,5%, hoàn toàn trái ngược với một thập kỷ áp dụng chính sách siêu nới lỏng tiền tệ. ECB tăng lãi suất là do lạm phát có dấu hiệu đạt đỉnh và nguy cơ suy thoái đang xuất hiện. Ảnh: Chủ tịch ECB Christine Lagarde (phải) trong cuộc họp về chính sách tiền tệ khu vực Eurozone, ngày 9/6/2022. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 15/12/2022, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã tăng lãi suất lần thứ 4 liên tiếp, 0,5 điểm phần trăm lên 2,5%, hoàn toàn trái ngược với một thập kỷ áp dụng chính sách siêu nới lỏng tiền tệ. ECB tăng lãi suất là do lạm phát có dấu hiệu đạt đỉnh và nguy cơ suy thoái đang xuất hiện. Ảnh: Chủ tịch ECB Christine Lagarde (phải) trong cuộc họp về chính sách tiền tệ khu vực Eurozone, ngày 9/6/2022. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 14/12/2022, Fed một lần nữa đưa ra quyết định tăng lãi suất cơ bản thêm 0,5% trong đợt tăng thứ 7 của năm 2022. Quyết định của Fed đã đánh dấu một năm cơ quan này tăng lãi suất từ mức gần 0% lên mức 4,25-4,5%, cao nhất trong vòng 15 năm qua, nhằm nỗ lực kiềm chế lạm phát đang ở mức cao kỷ lục trong vòng 40 năm. Ảnh: Chủ tịch Fed Jerome Powell công bố quyết định tăng lãi suất trong cuộc họp báo ở Washington DC, ngày 14/12. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Ngày 14/12/2022, Fed một lần nữa đưa ra quyết định tăng lãi suất cơ bản thêm 0,5% trong đợt tăng thứ 7 của năm 2022. Quyết định của Fed đã đánh dấu một năm cơ quan này tăng lãi suất từ mức gần 0% lên mức 4,25-4,5%, cao nhất trong vòng 15 năm qua, nhằm nỗ lực kiềm chế lạm phát đang ở mức cao kỷ lục trong vòng 40 năm. Ảnh: Chủ tịch Fed Jerome Powell công bố quyết định tăng lãi suất trong cuộc họp báo ở Washington DC, ngày 14/12. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Sự kiện 3: Thế giới ứng phó với dịch COVID-19 và bệnh đậu mùa khỉ. Ngày 23/7/2022, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ban bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu đối với bệnh đậu mùa khỉ, mức cảnh báo cao nhất của WHO, khi ghi nhận hơn 18.000 ca bệnh trên toàn thế giới tại 78 quốc gia, trong đó phần lớn ở châu Âu. Trong ảnh: Bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ được điều trị tại bệnh viện ở Lima, Peru, ngày 16/8/2022. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Sự kiện 3: Thế giới ứng phó với dịch COVID-19 và bệnh đậu mùa khỉ. Ngày 23/7/2022, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ban bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu đối với bệnh đậu mùa khỉ, mức cảnh báo cao nhất của WHO, khi ghi nhận hơn 18.000 ca bệnh trên toàn thế giới tại 78 quốc gia, trong đó phần lớn ở châu Âu. Trong ảnh: Bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ được điều trị tại bệnh viện ở Lima, Peru, ngày 16/8/2022. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày 2/12/2022 bày tỏ hy vọng giai đoạn khẩn cấp của đại dịch COVID-19 sắp kết thúc, nhưng mong muốn này chưa thể trở thành hiện thực do những sai sót trong các chiến lược phòng, chống COVID-19 trong năm 2022 tiếp tục tạo ra những điều kiện lý tưởng cho một biến thể gây chết chóc mới bùng phát. Trong ảnh: Tấm chắn giọt bắn phòng dịch COVID-19 được sử dụng tại một nhà hàng ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 28/2/2022. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày 2/12/2022 bày tỏ hy vọng giai đoạn khẩn cấp của đại dịch COVID-19 sắp kết thúc, nhưng mong muốn này chưa thể trở thành hiện thực do những sai sót trong các chiến lược phòng, chống COVID-19 trong năm 2022 tiếp tục tạo ra những điều kiện lý tưởng cho một biến thể gây chết chóc mới bùng phát. Trong ảnh: Tấm chắn giọt bắn phòng dịch COVID-19 được sử dụng tại một nhà hàng ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 28/2/2022. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Sự kiện 4: Đảng Cộng sản Trung Quốc tổ chức thành công Đại hội XX. Tại Đại hội XX Đảng Cộng sản Trung Quốc diễn ra ở Bắc Kinh từ ngày 16-22/10, ông Tập Cận Bình đã được bầu lại làm Tổng Bí thư nhiệm kỳ thứ ba liên tiếp. Đại hội thông qua sửa đổi Điều lệ Đảng, đồng thời xác định nhiệm vụ chiến lược trong 5 năm tới và xa hơn nữa, hướng tới thực hiện thành công mục tiêu 100 năm thứ hai xây dựng Trung Quốc trở thành nước xã hội chủ nghĩa hiện đại toàn diện về mọi mặt vào năm 2049. (Nguồn: THX/TTXVN)
Sự kiện 4: Đảng Cộng sản Trung Quốc tổ chức thành công Đại hội XX. Tại Đại hội XX Đảng Cộng sản Trung Quốc diễn ra ở Bắc Kinh từ ngày 16-22/10, ông Tập Cận Bình đã được bầu lại làm Tổng Bí thư nhiệm kỳ thứ ba liên tiếp. Đại hội thông qua sửa đổi Điều lệ Đảng, đồng thời xác định nhiệm vụ chiến lược trong 5 năm tới và xa hơn nữa, hướng tới thực hiện thành công mục tiêu 100 năm thứ hai xây dựng Trung Quốc trở thành nước xã hội chủ nghĩa hiện đại toàn diện về mọi mặt vào năm 2049. (Nguồn: THX/TTXVN)
Sáng 23/10/2022, tại phiên họp thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XX, ông Tập Cận Bình được bầu làm Tổng Bí thư, nhiệm kỳ thứ ba liên tiếp kể từ Đại hội lần thứ XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 2012. Ban Chấp hành Trung ương khóa XX cũng bầu Bộ Chính trị gồm 24 ủy viên và Thường vụ Bộ Chính trị với 7 ủy viên (ảnh), gồm các ông: Tập Cận Bình, Lý Cường, Triệu Lạc Tế, Vương Hộ Ninh, Thái Kỳ, Đinh Tiết Tường, Lý Hi. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Sáng 23/10/2022, tại phiên họp thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XX, ông Tập Cận Bình được bầu làm Tổng Bí thư, nhiệm kỳ thứ ba liên tiếp kể từ Đại hội lần thứ XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 2012. Ban Chấp hành Trung ương khóa XX cũng bầu Bộ Chính trị gồm 24 ủy viên và Thường vụ Bộ Chính trị với 7 ủy viên (ảnh), gồm các ông: Tập Cận Bình, Lý Cường, Triệu Lạc Tế, Vương Hộ Ninh, Thái Kỳ, Đinh Tiết Tường, Lý Hi. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Sự kiện 5: Biến động liên tiếp trên chính trường Anh. Ngày 7/7/2022, Thủ tướng Anh Boris Johnson tuyên bố từ chức. Đến ngày 20/10, bà Liz Truss, người được được bầu thay thế ông Boris Johnson, cũng từ chức sau 45 ngày tại vị, trở thành thủ tướng cầm quyền ngắn nhất trong lịch sử nước Anh. Ngày 25/10, ông Rishi Sunak, 42 tuổi, trở thành người trẻ nhất đảm nhận cương vị Thủ tướng Anh trong hơn 200 năm. Ngày 8/9, Nữ hoàng Anh Elizabeth II qua đời ở tuổi 96 sau 70 năm trị vì. Thái tử Charles lên kế vị, trở thành Nhà Vua Charles III. Trong ảnh: Ngày 6/9/2022, tại số 10 phố Downing, ông Boris Johnson đã có bài phát biểu từ chức Thủ tướng Anh, sau khi các bộ trưởng và các nhà lập pháp trong đảng Bảo thủ từ chức hoặc rút lại sự ủng hộ dành cho ông. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Sự kiện 5: Biến động liên tiếp trên chính trường Anh. Ngày 7/7/2022, Thủ tướng Anh Boris Johnson tuyên bố từ chức. Đến ngày 20/10, bà Liz Truss, người được được bầu thay thế ông Boris Johnson, cũng từ chức sau 45 ngày tại vị, trở thành thủ tướng cầm quyền ngắn nhất trong lịch sử nước Anh. Ngày 25/10, ông Rishi Sunak, 42 tuổi, trở thành người trẻ nhất đảm nhận cương vị Thủ tướng Anh trong hơn 200 năm. Ngày 8/9, Nữ hoàng Anh Elizabeth II qua đời ở tuổi 96 sau 70 năm trị vì. Thái tử Charles lên kế vị, trở thành Nhà Vua Charles III. Trong ảnh: Ngày 6/9/2022, tại số 10 phố Downing, ông Boris Johnson đã có bài phát biểu từ chức Thủ tướng Anh, sau khi các bộ trưởng và các nhà lập pháp trong đảng Bảo thủ từ chức hoặc rút lại sự ủng hộ dành cho ông. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Đến ngày 20/10, bà Liz Truss, người được được bầu thay thế ông Boris Johnson, cũng từ chức sau 45 ngày tại vị, trở thành thủ tướng cầm quyền ngắn nhất trong lịch sử nước Anh. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Đến ngày 20/10, bà Liz Truss, người được được bầu thay thế ông Boris Johnson, cũng từ chức sau 45 ngày tại vị, trở thành thủ tướng cầm quyền ngắn nhất trong lịch sử nước Anh. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 25/10/2022, ông Rishi Sunak (phải) chính thức trở thành Thủ tướng Anh sau khi được Vua Charles III (trái) bổ nhiệm trong buổi lễ tại Điện Buckingham. Vua Charles III đã yêu cầu ông Sunak thành lập chính phủ mới và xúc tiến giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 25/10/2022, ông Rishi Sunak (phải) chính thức trở thành Thủ tướng Anh sau khi được Vua Charles III (trái) bổ nhiệm trong buổi lễ tại Điện Buckingham. Vua Charles III đã yêu cầu ông Sunak thành lập chính phủ mới và xúc tiến giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 19/9/2022, tang lễ Nữ hoàng Anh Elizabeth II được cử hành trang trọng theo nghi thức cấp nhà nước tại Tu viện Westminter, với sự tham dự của 2.000 khách mời, trong đó có khoảng 500 nguyên thủ quốc gia và thành viên Hoàng gia Anh. Sau lễ tang, linh cữu của Nữ hoàng Anh Elizabeth II được rước về an táng bên cạnh chồng bà, Hoàng thân Philip, tại Nhà nguyện St George ở lâu đài Windsor (ảnh). Đây cũng là nơi an nghỉ của cha mẹ và em gái Nữ hoàng. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 19/9/2022, tang lễ Nữ hoàng Anh Elizabeth II được cử hành trang trọng theo nghi thức cấp nhà nước tại Tu viện Westminter, với sự tham dự của 2.000 khách mời, trong đó có khoảng 500 nguyên thủ quốc gia và thành viên Hoàng gia Anh. Sau lễ tang, linh cữu của Nữ hoàng Anh Elizabeth II được rước về an táng bên cạnh chồng bà, Hoàng thân Philip, tại Nhà nguyện St George ở lâu đài Windsor (ảnh). Đây cũng là nơi an nghỉ của cha mẹ và em gái Nữ hoàng. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Thái tử Charles kế vị ngai vàng, trở thành Vua Charles III của Vương quốc liên hiệp Anh, tại lễ tấn phong ở London, ngày 10/9/2022, hai ngày sau khi Nữ hoàng Elizabeth II qua đời. Ảnh: AFP/TTXVN
Thái tử Charles kế vị ngai vàng, trở thành Vua Charles III của Vương quốc liên hiệp Anh, tại lễ tấn phong ở London, ngày 10/9/2022, hai ngày sau khi Nữ hoàng Elizabeth II qua đời. Ảnh: AFP/TTXVN
Sự kiện 6: COP27 đạt thỏa thuận thành lập Quỹ bồi thường tổn thất do biến đổi khí hậu. Ngày 20/11/2022, Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) thông qua thỏa thuận bước ngoặt về việc các quốc gia phát thải nhiều trong quá khứ đền bù tổn thất cho các nước đang phát triển chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu. Sự kiện này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn đối với con người và môi trường. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Sự kiện 6: COP27 đạt thỏa thuận thành lập Quỹ bồi thường tổn thất do biến đổi khí hậu. Ngày 20/11/2022, Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) thông qua thỏa thuận bước ngoặt về việc các quốc gia phát thải nhiều trong quá khứ đền bù tổn thất cho các nước đang phát triển chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu. Sự kiện này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn đối với con người và môi trường. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Mức độ ô nhiễm rác thải nhựa đang ngày càng báo động trên thế giới. Thâm nhập đến cả những nơi hoang sơ và hẻo lánh nhất trên hành tinh, những hạt vi nhựa đã được phát hiện trong bụng cá ở nơi sâu nhất của đại dương, hoặc mắc kẹt bên trong những tảng băng ở Bắc Cực. Các mẩu nhựa được cho là nguyên nhân khiến hơn 1 triệu con chim biển và hơn 100.000 động vật có vú dưới biển chết mỗi năm. Ảnh: Ngày 22/9/2022, khoảng 200 con cá voi hoa tiêu đã chết sau khi mắc cạn trên bãi biển Ocean Beach ở phía Tây Tasmania của Australia. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Mức độ ô nhiễm rác thải nhựa đang ngày càng báo động trên thế giới. Thâm nhập đến cả những nơi hoang sơ và hẻo lánh nhất trên hành tinh, những hạt vi nhựa đã được phát hiện trong bụng cá ở nơi sâu nhất của đại dương, hoặc mắc kẹt bên trong những tảng băng ở Bắc Cực. Các mẩu nhựa được cho là nguyên nhân khiến hơn 1 triệu con chim biển và hơn 100.000 động vật có vú dưới biển chết mỗi năm. Ảnh: Ngày 22/9/2022, khoảng 200 con cá voi hoa tiêu đã chết sau khi mắc cạn trên bãi biển Ocean Beach ở phía Tây Tasmania của Australia. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Sự kiện 7: Ngày 15/11/2022, bé gái Venice Mabansag, chào đời ở Manila (Philippines) trở thành công dân thứ 8 tỷ của thế giới. Dấu mốc dân số này vừa tạo động lực phát triển vừa đặt thế giới trước những thách thức về môi trường, hệ sinh thái, tài nguyên thiên nhiên, an ninh lương thực, an ninh nguồn nước. (Ảnh: Manila Bulletin/TTXVN)
Sự kiện 7: Ngày 15/11/2022, bé gái Venice Mabansag, chào đời ở Manila (Philippines) trở thành công dân thứ 8 tỷ của thế giới. Dấu mốc dân số này vừa tạo động lực phát triển vừa đặt thế giới trước những thách thức về môi trường, hệ sinh thái, tài nguyên thiên nhiên, an ninh lương thực, an ninh nguồn nước. (Ảnh: Manila Bulletin/TTXVN)
Ngày 15/11/2022 trở thành cột mốc mới trong hành trình phát triển của xã hội loài người khi dân số thế giới chính thức đạt 8 tỷ người. Trong ảnh: Cảnh đông đúc tại một khu chợ ở Jalandhar, Ấn Độ, ngày 23/10/2022. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 15/11/2022 trở thành cột mốc mới trong hành trình phát triển của xã hội loài người khi dân số thế giới chính thức đạt 8 tỷ người. Trong ảnh: Cảnh đông đúc tại một khu chợ ở Jalandhar, Ấn Độ, ngày 23/10/2022. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Sự kiện 8: Thảm kịch giẫm đạp tại Hàn Quốc và Indonesia. Ít nhất 158 người đã thiệt mạng trong vụ giẫm đạp kinh hoàng khi hàng chục nghìn người tham gia lễ hội Halloween tại khu phố Itaewon ở Seoul, Hàn Quốc, tối 29/10. Hơn 130 người đã thiệt mạng và hàng trăm người bị thương trong vụ giẫm đạp và xô xát xảy ra tối 1/10 tại sân vận động Kanjuruhan ở Malang, Indonesia. Hai thảm họa liên tiếp trong vòng 1 tháng dấy lên hồi chuông cảnh báo về sự an toàn của các sự kiện tập trung đông người sau đại dịch COVID-19. (Ảnh: TTXVN phát)
Sự kiện 8: Thảm kịch giẫm đạp tại Hàn Quốc và Indonesia. Ít nhất 158 người đã thiệt mạng trong vụ giẫm đạp kinh hoàng khi hàng chục nghìn người tham gia lễ hội Halloween tại khu phố Itaewon ở Seoul, Hàn Quốc, tối 29/10. Hơn 130 người đã thiệt mạng và hàng trăm người bị thương trong vụ giẫm đạp và xô xát xảy ra tối 1/10 tại sân vận động Kanjuruhan ở Malang, Indonesia. Hai thảm họa liên tiếp trong vòng 1 tháng dấy lên hồi chuông cảnh báo về sự an toàn của các sự kiện tập trung đông người sau đại dịch COVID-19. (Ảnh: TTXVN phát)
Thi thể các nạn nhân tại hiện trường vụ giẫm đạp trong lễ hội Halloween tại khu phố Itaewon ở Seoul, Hàn Quốc, tối 29/10/2022. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Thi thể các nạn nhân tại hiện trường vụ giẫm đạp trong lễ hội Halloween tại khu phố Itaewon ở Seoul, Hàn Quốc, tối 29/10/2022. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Sự kiện 9: NASA thực hiện thành công thử nghiệm thay đổi quỹ đạo của tiểu hành tinh. Kính viễn vọng James Webb (phải) và Hubble (trái) của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ-NASA cung cấp cùng một thời điểm hình ảnh sau vụ va chạm giữa tàu vũ trụ thực hiện thử nghiệm chuyển hướng tiểu hành tinh kép (DART) với tiểu hành tinh Didymos, ngày 26/9/2022. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Sự kiện 9: NASA thực hiện thành công thử nghiệm thay đổi quỹ đạo của tiểu hành tinh. Kính viễn vọng James Webb (phải) và Hubble (trái) của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ-NASA cung cấp cùng một thời điểm hình ảnh sau vụ va chạm giữa tàu vũ trụ thực hiện thử nghiệm chuyển hướng tiểu hành tinh kép (DART) với tiểu hành tinh Didymos, ngày 26/9/2022. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Sự kiện 10: World Cup 2022 tại Qatar với nhiều điều đặc biệt. Với chức vô địch World Cup 2022, Lionel Messi đã trở thành cầu thủ thứ 9 trong câu lạc bộ những huyền thoại từng đoạt cả World Cup, Champions League (Cúp C1) và Quả bóng vàng. Trong ảnh: Giây phút cầu thủ vĩ đại nhất trong lịch sử Lionel Messi giơ cao chiếc Cup vô địch World Cup 2022 (trái), giống như bậc đàn anh, huyền thoại Diego Armando Maradona từng làm cho tuyển Argentina năm 1986. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Sự kiện 10: World Cup 2022 tại Qatar với nhiều điều đặc biệt. Với chức vô địch World Cup 2022, Lionel Messi đã trở thành cầu thủ thứ 9 trong câu lạc bộ những huyền thoại từng đoạt cả World Cup, Champions League (Cúp C1) và Quả bóng vàng. Trong ảnh: Giây phút cầu thủ vĩ đại nhất trong lịch sử Lionel Messi giơ cao chiếc Cup vô địch World Cup 2022 (trái), giống như bậc đàn anh, huyền thoại Diego Armando Maradona từng làm cho tuyển Argentina năm 1986. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngôi sao thứ ba đã lấp lánh đậu trên ngực áo các tuyển thủ Argentina sau trận chung kết World Cup 2022 ở Doha, Qatar ngày 18/12/2022. Một cái kết đẹp, viên mãn cho đội trưởng Lionel Messi và các tuyển thủ La Albiceleste sau 36 năm đằng đẵng chờ đợi: Vô địch World Cup lần thứ 3. Trong ảnh: Người hâm mộ chào đón các cầu thủ Argentina tại Buenos Aires ngày 20/12/2022. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngôi sao thứ ba đã lấp lánh đậu trên ngực áo các tuyển thủ Argentina sau trận chung kết World Cup 2022 ở Doha, Qatar ngày 18/12/2022. Một cái kết đẹp, viên mãn cho đội trưởng Lionel Messi và các tuyển thủ La Albiceleste sau 36 năm đằng đẵng chờ đợi: Vô địch World Cup lần thứ 3. Trong ảnh: Người hâm mộ chào đón các cầu thủ Argentina tại Buenos Aires ngày 20/12/2022. (Ảnh: AFP/TTXVN)
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24

Nhìn lại 10 sự kiện nổi bật của thế giới năm 2022 qua ảnh

Cùng nhìn lại 10 sự kiện nổi bật của thế giới năm 2022 do Thông tấn xã Việt Nam bình chọn qua những hình ảnh dưới đây.