Được tổ chức theo sáng kiến của Hội hữu nghị Pháp-Việt (AAFV), Trung tâmthông tin tư liệu về Việt Nam tại Pháp (CID) và UGVF, hội thảo ở thủ đô Paris này đã thu hút sự chúý của đông đảo bạn bè Pháp và bà con Việt kiều.
Đặc biệt, ông Pierre Daum, tácgiả cuốn sách “Những người bị cưỡng bức nhập cư - Những người thợ Đông Dươngtại Pháp, 1939 - 1952”, và một số nhân chứng như họa sỹ Lê Bá Đảng, ông LêVăn Phu, cùng con cái của một số người lao động Đông Dương đã có mặt tại hộithảo.
Tháng 9/1939, Pháp tiến hành tuyển mộ, chủ yếu bằng cưỡng bức, 20.000 nôngdân Việt Nam. Những người này được đưa tới Pháp bằng tàu biển và sau đó đượcchuyển đến các xưởng sản xuất vũ khí để làm việc. Đến năm 1940, sau khi thuatrận, Pháp đã quyết định đưa những công nhân này trở về nước.
Nhưng do cục diện chiến tranh thay đổi đột ngột vào tháng 6 năm 1940,tuyến đường hàng hải bị phong tỏa, nên 15.000 người bị mắc lại ở Pháp trong suốtThế chiến II và cả về sau này. Chính quyền Pháp đã đưa những người công nhân cònbị mắc lại về các trại lao động ở nhiều tỉnh miền Nam nước Pháp.
Đặc biệt, trong thời gian từ 1941-1945, khoảng 1.500 người lính thợ đãđược chuyển đến vùng Camargue. Công việc chính của họ là rửa mặn cho đồng ruộng,phát triển trồng lúa và sản xuất muối. Theo nhà báo Pierre Daum, chính nhờ có những người lao động nhập cư ĐôngDương mà vùng Camargue đã trồng được loại thóc lúa con người ăn được, góp phầnvào sự phồn thịnh của vùng này.
Hoàn cảnh của những người lính thợ Việt Nam trong giai đoạn Thế chiến lầnthứ II mới chỉ được biết đến từ một vài năm trở lại đây nhờ sự quan tâm của báogiới Pháp, trong đó có nhà báo Pierre Daum. Cuốn sách của ông kể về số phận củanhững người nông dân Việt Nam bị chính quyền thực dân bắt đưa sang Pháp phục vụchiến tranh.
Giới thiệu tác phẩm của mình tại hội thảo, ông Pierre Daum đã nhắc lại quátrình những người lao động Đông Dương được đưa từ Việt Nam sang Pháp, sự bấtcông mà họ phải chịu trước kia và những ghi nhận gần đây của chính quyền Phápđối với những công lao đóng góp của họ.
Tác giả đã giành 4 năm để tìm và gặp gỡ những nhân chứng còn lại hiện đangsống cả ở Pháp và Việt Nam để viết nên cuốn sách mà nhờ nó, bức màn che phủ mộtphần lịch sử thuộc địa Pháp đã được vén lên, những người lính thợ Việt Nam đãđược nhớ đến và tôn vinh.
Tại hội thảo, một số nhân chứng và con cái của nhữngngười lao động Đông Dương trước kia cũng nhắc lại những nỗi cơ cực mà họ phảichịu do không được công nhận ở Pháp.
Để tôn vinh những người lính thợ Đông Dương, tháng 12/2009, thành phốArles (nơi có vùng trồng lúa Camargue) đã trao tặng huy chương cho những ngườilao động Việt Nam bị đưa tới thành phố này trong Thế chiến thứ II.
Bà Hélène Luc, thượng nghị sĩ danh dự, Chủ tịch hội AAFV, hy vọng nhiềunơi khác cũng sẽ noi theo Arles. Thậm chí bà còn gửi một yêu cầu chính thức đềnghị chính phủ Pháp tôn vinh và có chính sách thỏa đáng với họ.
Tác giả cuốn sách, nhà báo Pierre Daum, cũng cho rằng Pháp cần phải thừanhận một trang tối trong lịch sử thuộc địa của nước này và từ đó có hành độngtưởng nhớ và tôn vinh công lao của những người lao động Đông Dương./.